Những điều cần lưu ý khi bày trí đồ cúng ở bàn thờ Thần Tài.
Khi bày trí những vật dụng để cúng kiến bàn thờ Thần Tài – Ông Địa, gia chủ cần nắm rõ những lưu ý sau để tránh sai sót, khiến tài vận gặp nhiều điều không may:
• Trước khi đặt Thần Tài và Ông Địa lên bàn thờ, cần rửa sạch tượng của hai vị này bằng nước nấu với lá bưởi để xua tà khí, tránh điềm không mau.
• Khi mới lập bàn Thần Tài tại nơi buôn bán hoặc chuyển đến nơi ở mới, mỗi ngày gia chủ nên thắp 1 nén nhang để hội tụ linh khí thỉnh các thần vào. Đến các ngày mùng 1, ngày rằm, ngày lễ tết thì thắp 5 nén nhang theo hình chữ thập. Đến ngày 23 tháng chạp thì tiến hành rút nhang đem đi hóa vàng cùng tiền giấy, sau đó đổ lên tàn tro vừa hóa xong một chút rượu.
• Cần giữ cho bàn thờ, tượng của các vị thần luôn sạch sẽ. Khi trời mưa to, gia chủ phải lưu ý nên bê tượng Thần Tài, Ông Địa, Ông Cóc vào một cái thau sạch, sau đó để tắm mưa ngoài trời khoảng 15 phút rồi mang vào lau khô, xịt nước thơm và thắp hương để cho các ngài có được khí linh của đất trời, càng linh hiển và độ trì cho gia đạo thêm sung túc.
• Vào ngày 10, 14 âm lịch và ngày cuối cùng của tháng thì gia chủ nên tiến hành lau dọn bàn thờ bằng nước hoa bưởi, hoa lài. Chú ý, khi lau tượng Thần Tài, Ông Địa và ông Cóc thì phải sử dụng khăn sạch sẽ để lau.
• Không gian trước bàn thờ Thần Tài, Ông Địa phải sạch sẽ, không bám bụi bẩn và có rác rưởi. Phía sau lưng bàn thờ Thần Tài nên có bức tường để bàn thờ dựa vào tạo thế vững chắc như dựa vào núi, giúp hội tụ tài vận được dễ dàng, thuận lợi.
• Khi thờ cúng: Gia chủ khi cúng Thần Tài thì lưu ý trái cây nên chọn ngũ quả, hoa nên chọn hoa cúc, hoa đồng tiền, nên cúng đồ ngọt, thịt heo quay, bánh hỏi, chuối, bưởi, tiền vàng…
• Khi cúng 5 chén nước thì gia chủ nên sắp xếp thành hình chữ thập, nhằm tượng trưng cho ngũ hành trong quan hệ tương sinh. Nước cúng trong chén phải là nước sạch và tinh khiết, không lấy nước bẩn đặt trên bàn Thần Tài làm cho ô uế và mắc tội với các thần.
• Nên thắp nhang cho Thần Tài vào buổi sáng để hội tụ khí vận, cầu làm ăn buôn bán và phát tài phát lộc. Nhang đốt trên bàn Thần Tài nên chọn loại nhang giữ được tàn để tụ tài khí, giúp tài vận được hanh thông.
• Bàn thờ Thần Tài – Ông Địa gần nhà vệ sinh, nhà tắm, gương, chậu rửa, đèn hoặc nơi quá nhiều ánh sáng khiến cho vượng khí và tài lộc bị tán đi, gia chủ gặp xui xẻo, làm ăn thua lỗ.
• Gia chủ không nên đặt bàn Thần Tài – Ông Địa bên dưới hoặc bên cạnh bàn thờ gia tiên để tránh tạo ra sự xung khắc.
• Bàn thờ Thần Tài nên đặt ở hướng Tây Bắc và Đông Nam. Hướng Tây Bắc là cung Quý Nhân, hướng Đông Nam là Cung Thiên Lộc; khi đặt bàn thờ Thần Tài tại 2 hướng này sẽ giúp gia đạo được nhiều bình an, tấn tài tấn lộc, tiền vô như nước, mọi việc hanh thông như ý nguyện.
• Lộc hoa quả sau khi cúng chỉ nên chia cho người trong nhà, không nên chia cho người ngoài để tránh tài lộc bị thất thoát.
• Dùng nến hoặc đèn dầu để thắp sáng khi thờ Thần Tài, tránh dùng các loại bóng đèn có ánh sáng nhấp nháy, ánh sáng đèn điện tạo ra vận khí xấu trong gia đạo.
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu được bàn thờ Thần Tài gồm những gì và những lưu ý khi bày biện đồ vật thờ cúng, từ đó có cách trưng bày để gia đạo đầm ấm và đầy đủ phước trạch.
Chúc bạn mọi việc thuận lợi và được như ý nguyện!
Khi bày trí những vật dụng để cúng kiến bàn thờ Thần Tài – Ông Địa, gia chủ cần nắm rõ những lưu ý sau để tránh sai sót, khiến tài vận gặp nhiều điều không may:
• Trước khi đặt Thần Tài và Ông Địa lên bàn thờ, cần rửa sạch tượng của hai vị này bằng nước nấu với lá bưởi để xua tà khí, tránh điềm không mau.
• Khi mới lập bàn Thần Tài tại nơi buôn bán hoặc chuyển đến nơi ở mới, mỗi ngày gia chủ nên thắp 1 nén nhang để hội tụ linh khí thỉnh các thần vào. Đến các ngày mùng 1, ngày rằm, ngày lễ tết thì thắp 5 nén nhang theo hình chữ thập. Đến ngày 23 tháng chạp thì tiến hành rút nhang đem đi hóa vàng cùng tiền giấy, sau đó đổ lên tàn tro vừa hóa xong một chút rượu.
• Cần giữ cho bàn thờ, tượng của các vị thần luôn sạch sẽ. Khi trời mưa to, gia chủ phải lưu ý nên bê tượng Thần Tài, Ông Địa, Ông Cóc vào một cái thau sạch, sau đó để tắm mưa ngoài trời khoảng 15 phút rồi mang vào lau khô, xịt nước thơm và thắp hương để cho các ngài có được khí linh của đất trời, càng linh hiển và độ trì cho gia đạo thêm sung túc.
• Vào ngày 10, 14 âm lịch và ngày cuối cùng của tháng thì gia chủ nên tiến hành lau dọn bàn thờ bằng nước hoa bưởi, hoa lài. Chú ý, khi lau tượng Thần Tài, Ông Địa và ông Cóc thì phải sử dụng khăn sạch sẽ để lau.
• Không gian trước bàn thờ Thần Tài, Ông Địa phải sạch sẽ, không bám bụi bẩn và có rác rưởi. Phía sau lưng bàn thờ Thần Tài nên có bức tường để bàn thờ dựa vào tạo thế vững chắc như dựa vào núi, giúp hội tụ tài vận được dễ dàng, thuận lợi.
• Khi thờ cúng: Gia chủ khi cúng Thần Tài thì lưu ý trái cây nên chọn ngũ quả, hoa nên chọn hoa cúc, hoa đồng tiền, nên cúng đồ ngọt, thịt heo quay, bánh hỏi, chuối, bưởi, tiền vàng…
• Khi cúng 5 chén nước thì gia chủ nên sắp xếp thành hình chữ thập, nhằm tượng trưng cho ngũ hành trong quan hệ tương sinh. Nước cúng trong chén phải là nước sạch và tinh khiết, không lấy nước bẩn đặt trên bàn Thần Tài làm cho ô uế và mắc tội với các thần.
• Nên thắp nhang cho Thần Tài vào buổi sáng để hội tụ khí vận, cầu làm ăn buôn bán và phát tài phát lộc. Nhang đốt trên bàn Thần Tài nên chọn loại nhang giữ được tàn để tụ tài khí, giúp tài vận được hanh thông.
• Bàn thờ Thần Tài – Ông Địa gần nhà vệ sinh, nhà tắm, gương, chậu rửa, đèn hoặc nơi quá nhiều ánh sáng khiến cho vượng khí và tài lộc bị tán đi, gia chủ gặp xui xẻo, làm ăn thua lỗ.
• Gia chủ không nên đặt bàn Thần Tài – Ông Địa bên dưới hoặc bên cạnh bàn thờ gia tiên để tránh tạo ra sự xung khắc.
• Bàn thờ Thần Tài nên đặt ở hướng Tây Bắc và Đông Nam. Hướng Tây Bắc là cung Quý Nhân, hướng Đông Nam là Cung Thiên Lộc; khi đặt bàn thờ Thần Tài tại 2 hướng này sẽ giúp gia đạo được nhiều bình an, tấn tài tấn lộc, tiền vô như nước, mọi việc hanh thông như ý nguyện.
• Lộc hoa quả sau khi cúng chỉ nên chia cho người trong nhà, không nên chia cho người ngoài để tránh tài lộc bị thất thoát.
• Dùng nến hoặc đèn dầu để thắp sáng khi thờ Thần Tài, tránh dùng các loại bóng đèn có ánh sáng nhấp nháy, ánh sáng đèn điện tạo ra vận khí xấu trong gia đạo.
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu được bàn thờ Thần Tài gồm những gì và những lưu ý khi bày biện đồ vật thờ cúng, từ đó có cách trưng bày để gia đạo đầm ấm và đầy đủ phước trạch.
Chúc bạn mọi việc thuận lợi và được như ý nguyện!
Những điều cần lưu ý khi bày trí đồ cúng ở bàn thờ Thần Tài.
Khi bày trí những vật dụng để cúng kiến bàn thờ Thần Tài – Ông Địa, gia chủ cần nắm rõ những lưu ý sau để tránh sai sót, khiến tài vận gặp nhiều điều không may:
• Trước khi đặt Thần Tài và Ông Địa lên bàn thờ, cần rửa sạch tượng của hai vị này bằng nước nấu với lá bưởi để xua tà khí, tránh điềm không mau.
• Khi mới lập bàn Thần Tài tại nơi buôn bán hoặc chuyển đến nơi ở mới, mỗi ngày gia chủ nên thắp 1 nén nhang để hội tụ linh khí thỉnh các thần vào. Đến các ngày mùng 1, ngày rằm, ngày lễ tết thì thắp 5 nén nhang theo hình chữ thập. Đến ngày 23 tháng chạp thì tiến hành rút nhang đem đi hóa vàng cùng tiền giấy, sau đó đổ lên tàn tro vừa hóa xong một chút rượu.
• Cần giữ cho bàn thờ, tượng của các vị thần luôn sạch sẽ. Khi trời mưa to, gia chủ phải lưu ý nên bê tượng Thần Tài, Ông Địa, Ông Cóc vào một cái thau sạch, sau đó để tắm mưa ngoài trời khoảng 15 phút rồi mang vào lau khô, xịt nước thơm và thắp hương để cho các ngài có được khí linh của đất trời, càng linh hiển và độ trì cho gia đạo thêm sung túc.
• Vào ngày 10, 14 âm lịch và ngày cuối cùng của tháng thì gia chủ nên tiến hành lau dọn bàn thờ bằng nước hoa bưởi, hoa lài. Chú ý, khi lau tượng Thần Tài, Ông Địa và ông Cóc thì phải sử dụng khăn sạch sẽ để lau.
• Không gian trước bàn thờ Thần Tài, Ông Địa phải sạch sẽ, không bám bụi bẩn và có rác rưởi. Phía sau lưng bàn thờ Thần Tài nên có bức tường để bàn thờ dựa vào tạo thế vững chắc như dựa vào núi, giúp hội tụ tài vận được dễ dàng, thuận lợi.
• Khi thờ cúng: Gia chủ khi cúng Thần Tài thì lưu ý trái cây nên chọn ngũ quả, hoa nên chọn hoa cúc, hoa đồng tiền, nên cúng đồ ngọt, thịt heo quay, bánh hỏi, chuối, bưởi, tiền vàng…
• Khi cúng 5 chén nước thì gia chủ nên sắp xếp thành hình chữ thập, nhằm tượng trưng cho ngũ hành trong quan hệ tương sinh. Nước cúng trong chén phải là nước sạch và tinh khiết, không lấy nước bẩn đặt trên bàn Thần Tài làm cho ô uế và mắc tội với các thần.
• Nên thắp nhang cho Thần Tài vào buổi sáng để hội tụ khí vận, cầu làm ăn buôn bán và phát tài phát lộc. Nhang đốt trên bàn Thần Tài nên chọn loại nhang giữ được tàn để tụ tài khí, giúp tài vận được hanh thông.
• Bàn thờ Thần Tài – Ông Địa gần nhà vệ sinh, nhà tắm, gương, chậu rửa, đèn hoặc nơi quá nhiều ánh sáng khiến cho vượng khí và tài lộc bị tán đi, gia chủ gặp xui xẻo, làm ăn thua lỗ.
• Gia chủ không nên đặt bàn Thần Tài – Ông Địa bên dưới hoặc bên cạnh bàn thờ gia tiên để tránh tạo ra sự xung khắc.
• Bàn thờ Thần Tài nên đặt ở hướng Tây Bắc và Đông Nam. Hướng Tây Bắc là cung Quý Nhân, hướng Đông Nam là Cung Thiên Lộc; khi đặt bàn thờ Thần Tài tại 2 hướng này sẽ giúp gia đạo được nhiều bình an, tấn tài tấn lộc, tiền vô như nước, mọi việc hanh thông như ý nguyện.
• Lộc hoa quả sau khi cúng chỉ nên chia cho người trong nhà, không nên chia cho người ngoài để tránh tài lộc bị thất thoát.
• Dùng nến hoặc đèn dầu để thắp sáng khi thờ Thần Tài, tránh dùng các loại bóng đèn có ánh sáng nhấp nháy, ánh sáng đèn điện tạo ra vận khí xấu trong gia đạo.
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu được bàn thờ Thần Tài gồm những gì và những lưu ý khi bày biện đồ vật thờ cúng, từ đó có cách trưng bày để gia đạo đầm ấm và đầy đủ phước trạch.
Chúc bạn mọi việc thuận lợi và được như ý nguyện!