• Ấn Độ- Trang Vy là những người Việt đầu tiên trải nghiệm Sandakphu - Phalut, nằm trong top cung trekk đẹp nhất thế giới và ngắm đỉnh Kangchenjunga giống như Đức Phật ngủ. #Ấn_Độ, #trekking, #Himalaya, #Phật_giáo, #Đức_Phật, #khách_Việt
    Ấn Độ- Trang Vy là những người Việt đầu tiên trải nghiệm Sandakphu - Phalut, nằm trong top cung trekk đẹp nhất thế giới và ngắm đỉnh Kangchenjunga giống như Đức Phật ngủ. #Ấn_Độ, #trekking, #Himalaya, #Phật_giáo, #Đức_Phật, #khách_Việt
    VNEXPRESS.NET
    Lữ khách Việt trekking hướng về 'nơi Đức Phật đang ngủ'
    Ấn Độ- Trang Vy là những người Việt đầu tiên trải nghiệm Sandakphu - Phalut, nằm trong top cung trekk đẹp nhất thế giới và ngắm đỉnh Kangchenjunga giống như Đức Phật ngủ.
    13
    0 Bình luận 0 Chia Sẻ
  • Sáng sớm nay (21.6), ngày đầu tiên của Lễ vía Bà Linh Sơn Thánh Mẫu, hiện tượng mũ mây cùng đốm mây tỏa ánh sáng rực rõ tựa viên ngọc trên đỉnh núi Bà Đen khiến người dân và du khách vô cùng hoan hỉ. #Đường_chân_trời, #Ánh_sáng_mặt_trời, #Đức_Phật_Thích_Ca
    Sáng sớm nay (21.6), ngày đầu tiên của Lễ vía Bà Linh Sơn Thánh Mẫu, hiện tượng mũ mây cùng đốm mây tỏa ánh sáng rực rõ tựa viên ngọc trên đỉnh núi Bà Đen khiến người dân và du khách vô cùng hoan hỉ. #Đường_chân_trời, #Ánh_sáng_mặt_trời, #Đức_Phật_Thích_Ca
    THANHNIEN.VN
    'Mây ngọc' xuất hiện trên đỉnh núi Bà Đen đúng ngày Lễ vía Bà Linh Sơn Thánh Mẫu
    Sáng sớm nay (21.6), ngày đầu tiên của Lễ vía Bà Linh Sơn Thánh Mẫu, hiện tượng mũ mây cùng đốm mây tỏa ánh sáng rực rõ tựa viên ngọc trên đỉnh núi Bà Đen khiến người dân và du khách vô cùng hoan hỉ.
    16
    0 Bình luận 0 Chia Sẻ
  • Khoảng thời gian con gái nằm trong phòng hồi sức, anh C. quỳ dưới bàn thờ Đức Phật Quan Thế Âm cầu nguyện mong con qua khỏi bạo bệnh. Ngày con được ra viện, cả nhà mừng rỡ không nói nên lời. #Bệnh_viện_Nhi_đồng_2, #Xuất_viện, #Cầu_nguyện, #người_cha
    Khoảng thời gian con gái nằm trong phòng hồi sức, anh C. quỳ dưới bàn thờ Đức Phật Quan Thế Âm cầu nguyện mong con qua khỏi bạo bệnh. Ngày con được ra viện, cả nhà mừng rỡ không nói nên lời. #Bệnh_viện_Nhi_đồng_2, #Xuất_viện, #Cầu_nguyện, #người_cha
    THANHNIEN.VN
    Người cha từng quỳ dưới tượng Phật trong bệnh viện: Hạnh phúc khi con xuất viện
    Khoảng thời gian con gái nằm trong phòng hồi sức, anh C. quỳ dưới bàn thờ Đức Phật Quan Thế Âm cầu nguyện mong con qua khỏi bạo bệnh. Ngày con được ra viện, cả nhà mừng rỡ không nói nên lời.
    37
    0 Bình luận 0 Chia Sẻ
  • Lòng vị tha và ba câu hỏi của Người ăn mày
    ---

    Cuối cùng thì người ăn mày lương thiện chỉ một lòng nghĩ cho người khác đã có được đáp án của cuộc đời mình. Thế mới biết lòng vị tha cao cả là lý do xứng đáng nhất để thay đổi số phận của một con người.


    Ngày xửa ngày xưa, đã lâu lắm rồi, có một người ăn xin nghèo khổ hàng ngày đều đi xin ăn kiếm sống qua ngày. Anh rất chăm chỉ, mỗi ngày đều tích cóp, nhưng trong thùng vẫn luôn chỉ có một ít gạo.

    Một đêm, anh nấp vào góc nhà lặng lẽ quan sát, bỗng nhìn thấy một con chuột lớn đang ăn trộm gạo. Anh ta tức giận hét lên: “Tại sao ngươi không ăn gạo nhà giàu mà lại đi trộm gạo của kẻ ăn mày như ta.”

    Đột nhiên, chú chuột cất tiếng trả lơi: “Mệnh của anh hiện giờ chỉ có tám phân gạo, dù anh có kiếm nhiều và dành dụm nhiều đến mấy thì ông Trời cũng để tôi đến lấy bớt đi của anh.”

    Người ăn mày hỏi Chuột: “Tại sao lại như vậy?”

    Chuột nói: “Tôi cũng không biết, cái này anh nên đi hỏi Đức Phật.”

    Thế là người ăn mày quyết định đi Tây Thiên để hỏi cho rõ ngọn ngành.

    Một ngày nọ khi trời sắp tối, anh đến gõ cửa xin cơm ở một ngôi nhà lớn. Đúng lúc đó viên ngoại từ trong nhà đi ra, hỏi sao trời tối rồi anh còn vội vàng đi đâu vậy. Người ăn xin bèn kể lại câu chuyện của mình. Viên ngoại nghe thấy thế thì mời anh ta vào nhà nghỉ ngơi, rồi mang ra cho anh lương khô và ngân lượng.

    Người ăn xin còn chưa kịp ngạc nhiên, viên ngoại đã nói rằng nhà ông có cô con gái 16 tuổi nhưng chưa biết nói, vì thế muốn nhờ anh đi Tây Thiên thì hỏi giúp lý do vì sao.

    Người ăn mày nghe vậy thì đồng ý giúp ông.

    Hôm sau anh lên đường đi tiếp, tới một ngọn núi và thấy một ngôi đền. Anh vào trong xin nước thì gặp một lão hòa thượng vừa đi vừa chống gậy, nhưng sắc mặt và thần thái vẫn rất tốt. Vị sư già đưa nước cho anh rồi hỏi anh đang đi đâu.

    Anh kể lại câu chuyện của mình, lão hòa thượng nghe xong kéo tay anh lại và nói: “Anh qua đó nhất định phải hỏi Phật Tổ giúp tôi, tôi đã tu luyện ở đây 500 năm rồi, lẽ ra phải được thăng thiên rồi, nhưng tại sao tôi vẫn không lên được?”

    Kẻ ăn mày không ngại ngần nhận lời giúp sư.

    Anh tiếp tục đi về phía trước, trải qua muôn vàn gian nan khổ ải, anh đã đến bên một dòng sông mênh mông sóng dữ, nhưng tịch không một bóng người. Anh cảm thấy rất lo, không biết làm sao để qua được sông đây…!!!

    Đột nhiên, dưới sông nổi lên một cụ Rùa, cụ ôn tồn cất tiếng hỏi người ăn mày: “Cơn gió nào đã đưa anh đến đây?”

    Người ăn mày bèn đem đầu đuôi câu chuyện của bản thân kể lại một lượt. Cụ Rùa nghe xong nói với anh: “Tôi tu luyện đã 1000 năm, theo lý mà nói thì đáng lẽ phải hóa thành Rồng bay về trời rồi, nhưng tại sao tôi vẫn chỉ là một con Rùa? Nếu anh đi Tây Thiên xin hãy giúp tôi hỏi Đức Phật với nhé, giờ thì tôi sẽ cõng anh qua sông”.

    Người ăn mày vui vẻ đồng ý luôn.

    Qua sông, anh lại tiếp tục đi, không biết đã bao nhiêu ngày, nhưng mãi cũng chưa gặp được Đức Phật. Anh bắt đầu buồn chán, tự nhủ, lẽ ra phải đến Tây Thiên lâu rồi chứ. Rồi anh mơ màng ngủ thiếp đi. Đột nhiên Đức Phật xuất hiện khiến anh mừng lắm. Ngài hỏi anh: “Con từ xa xôi đến nhất định là có việc quan trọng muốn hỏi ta.”

    Người ăn xin nói: “Vâng, con có vài câu hỏi muốn xin Ngài giải đáp, hy vọng Ngài sẽ giúp con được tỏ tường.”

    Đức Phật nói: “Được rồi, nhưng con hãy nhớ là chỉ được hỏi ba câu mà thôi.”

    Người ăn xin đồng ý, nhưng chưa biết biết nên hỏi câu nào trước, chợt nghĩ, Rùa già tu hành đã 1000 năm quả là không dễ dàng gì, vì vậy người ăn xin đã không ngần ngại đặt câu hỏi đầu tiên: “Thưa Đức Phật, tại sao Rùa già vẫn chưa hóa Rồng sau hơn 1000 năm tu luyện?”

    Đức Phật nói với anh rằng Rùa già không buông bỏ được cái mai của nó nên mới không thể tu thành.

    Người ăn mày lại nghĩ, lão hòa thượng cũng đã tu luyện 500 năm rồi, ông ấy đã rất vất vả, nên câu hỏi của ông cũng cần phải hỏi. Đức Phật liền cho biết lý do là lão hòa thượng trong tâm vẫn chưa buông bỏ được cây tích trượng của ông ấy.

    Cuối cùng thì con gái viên ngoại cũng rất đáng thương, không nói được thì ai dám lấy đây? Người ăn mày nghĩ vấn đề của cô ấy cũng nhất định nên hỏi. Đức phật trả lời anh rằng cô gái câm ấy chỉ cần gặp được người trong mộng thì tự nhiên sẽ cất tiếng nói.

    Dứt lời Đức Phật liền biến mất. Anh nhớ ra mình vẫn chưa hỏi câu hỏi của mình, đành chặc lưỡi, quay về.

    Về đến bên bờ sông, Rùa già thấy anh liền hỏi Đức Phật đã trả lời ra sao, anh bèn kể lại lời của Đức Phật.

    Rùa già mừng rỡ đưa người ăn xin qua sông, đến bờ bên kia Rùa già gỡ bỏ chiếc mai xuống đưa cho anh và nói: “Trong chiếc mai có 24 viên dạ minh châu, là bảo bối vô giá, nhưng nó không còn ý nghĩa với ta nữa, vì thế ta tặng lại cho cậu. Cảm ơn vì đã giúp ta”. Nói xong lão Rùa liền hóa Rồng cưỡi gió bay đi.

    Người ăn mày cầm 24 viên ngọc trong tay rồi lại lên đường trở về. Về đến ngọn núi nọ, gặp lại lão hòa thượng, anh nói: “Có phải là ông không bỏ được cây tích trượng trong tay?”. Lão hòa thượng nghe xong lập tức tỉnh ngộ, đưa bảo bối tích trượng cho người ăn mày, xong ông ấy cưỡi mây bay đi.

    Người ăn mày vừa về đến cổng nhà viên ngoại, bỗng từ trong nhà một cô gái xinh đẹp chạy ra, cô nói giọng mừng rỡ: “Người đi gặp Đức Phật đã quay về đây rồi.”

    Viên ngoại rất ngạc nhiên, không hiểu tại sao con gái ông tự nhiên lại có thể nói được. Khi nghe người ăn mày kể lại lời Đức Phật, viên ngoại vô cùng vui mừng, liền lập tức gả con gái cho anh.

    Cuối cùng thì người ăn mày lương thiện chỉ một lòng nghĩ cho người khác đã có được đáp án của cuộc đời mình. Thế mới biết lòng vị tha cao cả là lý do xứng đáng nhất để thay đổi số phận của một con người.
    #Sống_đẹp
    Lòng vị tha và ba câu hỏi của Người ăn mày --- Cuối cùng thì người ăn mày lương thiện chỉ một lòng nghĩ cho người khác đã có được đáp án của cuộc đời mình. Thế mới biết lòng vị tha cao cả là lý do xứng đáng nhất để thay đổi số phận của một con người. Ngày xửa ngày xưa, đã lâu lắm rồi, có một người ăn xin nghèo khổ hàng ngày đều đi xin ăn kiếm sống qua ngày. Anh rất chăm chỉ, mỗi ngày đều tích cóp, nhưng trong thùng vẫn luôn chỉ có một ít gạo. Một đêm, anh nấp vào góc nhà lặng lẽ quan sát, bỗng nhìn thấy một con chuột lớn đang ăn trộm gạo. Anh ta tức giận hét lên: “Tại sao ngươi không ăn gạo nhà giàu mà lại đi trộm gạo của kẻ ăn mày như ta.” Đột nhiên, chú chuột cất tiếng trả lơi: “Mệnh của anh hiện giờ chỉ có tám phân gạo, dù anh có kiếm nhiều và dành dụm nhiều đến mấy thì ông Trời cũng để tôi đến lấy bớt đi của anh.” Người ăn mày hỏi Chuột: “Tại sao lại như vậy?” Chuột nói: “Tôi cũng không biết, cái này anh nên đi hỏi Đức Phật.” Thế là người ăn mày quyết định đi Tây Thiên để hỏi cho rõ ngọn ngành. Một ngày nọ khi trời sắp tối, anh đến gõ cửa xin cơm ở một ngôi nhà lớn. Đúng lúc đó viên ngoại từ trong nhà đi ra, hỏi sao trời tối rồi anh còn vội vàng đi đâu vậy. Người ăn xin bèn kể lại câu chuyện của mình. Viên ngoại nghe thấy thế thì mời anh ta vào nhà nghỉ ngơi, rồi mang ra cho anh lương khô và ngân lượng. Người ăn xin còn chưa kịp ngạc nhiên, viên ngoại đã nói rằng nhà ông có cô con gái 16 tuổi nhưng chưa biết nói, vì thế muốn nhờ anh đi Tây Thiên thì hỏi giúp lý do vì sao. Người ăn mày nghe vậy thì đồng ý giúp ông. Hôm sau anh lên đường đi tiếp, tới một ngọn núi và thấy một ngôi đền. Anh vào trong xin nước thì gặp một lão hòa thượng vừa đi vừa chống gậy, nhưng sắc mặt và thần thái vẫn rất tốt. Vị sư già đưa nước cho anh rồi hỏi anh đang đi đâu. Anh kể lại câu chuyện của mình, lão hòa thượng nghe xong kéo tay anh lại và nói: “Anh qua đó nhất định phải hỏi Phật Tổ giúp tôi, tôi đã tu luyện ở đây 500 năm rồi, lẽ ra phải được thăng thiên rồi, nhưng tại sao tôi vẫn không lên được?” Kẻ ăn mày không ngại ngần nhận lời giúp sư. Anh tiếp tục đi về phía trước, trải qua muôn vàn gian nan khổ ải, anh đã đến bên một dòng sông mênh mông sóng dữ, nhưng tịch không một bóng người. Anh cảm thấy rất lo, không biết làm sao để qua được sông đây…!!! Đột nhiên, dưới sông nổi lên một cụ Rùa, cụ ôn tồn cất tiếng hỏi người ăn mày: “Cơn gió nào đã đưa anh đến đây?” Người ăn mày bèn đem đầu đuôi câu chuyện của bản thân kể lại một lượt. Cụ Rùa nghe xong nói với anh: “Tôi tu luyện đã 1000 năm, theo lý mà nói thì đáng lẽ phải hóa thành Rồng bay về trời rồi, nhưng tại sao tôi vẫn chỉ là một con Rùa? Nếu anh đi Tây Thiên xin hãy giúp tôi hỏi Đức Phật với nhé, giờ thì tôi sẽ cõng anh qua sông”. Người ăn mày vui vẻ đồng ý luôn. Qua sông, anh lại tiếp tục đi, không biết đã bao nhiêu ngày, nhưng mãi cũng chưa gặp được Đức Phật. Anh bắt đầu buồn chán, tự nhủ, lẽ ra phải đến Tây Thiên lâu rồi chứ. Rồi anh mơ màng ngủ thiếp đi. Đột nhiên Đức Phật xuất hiện khiến anh mừng lắm. Ngài hỏi anh: “Con từ xa xôi đến nhất định là có việc quan trọng muốn hỏi ta.” Người ăn xin nói: “Vâng, con có vài câu hỏi muốn xin Ngài giải đáp, hy vọng Ngài sẽ giúp con được tỏ tường.” Đức Phật nói: “Được rồi, nhưng con hãy nhớ là chỉ được hỏi ba câu mà thôi.” Người ăn xin đồng ý, nhưng chưa biết biết nên hỏi câu nào trước, chợt nghĩ, Rùa già tu hành đã 1000 năm quả là không dễ dàng gì, vì vậy người ăn xin đã không ngần ngại đặt câu hỏi đầu tiên: “Thưa Đức Phật, tại sao Rùa già vẫn chưa hóa Rồng sau hơn 1000 năm tu luyện?” Đức Phật nói với anh rằng Rùa già không buông bỏ được cái mai của nó nên mới không thể tu thành. Người ăn mày lại nghĩ, lão hòa thượng cũng đã tu luyện 500 năm rồi, ông ấy đã rất vất vả, nên câu hỏi của ông cũng cần phải hỏi. Đức Phật liền cho biết lý do là lão hòa thượng trong tâm vẫn chưa buông bỏ được cây tích trượng của ông ấy. Cuối cùng thì con gái viên ngoại cũng rất đáng thương, không nói được thì ai dám lấy đây? Người ăn mày nghĩ vấn đề của cô ấy cũng nhất định nên hỏi. Đức phật trả lời anh rằng cô gái câm ấy chỉ cần gặp được người trong mộng thì tự nhiên sẽ cất tiếng nói. Dứt lời Đức Phật liền biến mất. Anh nhớ ra mình vẫn chưa hỏi câu hỏi của mình, đành chặc lưỡi, quay về. Về đến bên bờ sông, Rùa già thấy anh liền hỏi Đức Phật đã trả lời ra sao, anh bèn kể lại lời của Đức Phật. Rùa già mừng rỡ đưa người ăn xin qua sông, đến bờ bên kia Rùa già gỡ bỏ chiếc mai xuống đưa cho anh và nói: “Trong chiếc mai có 24 viên dạ minh châu, là bảo bối vô giá, nhưng nó không còn ý nghĩa với ta nữa, vì thế ta tặng lại cho cậu. Cảm ơn vì đã giúp ta”. Nói xong lão Rùa liền hóa Rồng cưỡi gió bay đi. Người ăn mày cầm 24 viên ngọc trong tay rồi lại lên đường trở về. Về đến ngọn núi nọ, gặp lại lão hòa thượng, anh nói: “Có phải là ông không bỏ được cây tích trượng trong tay?”. Lão hòa thượng nghe xong lập tức tỉnh ngộ, đưa bảo bối tích trượng cho người ăn mày, xong ông ấy cưỡi mây bay đi. Người ăn mày vừa về đến cổng nhà viên ngoại, bỗng từ trong nhà một cô gái xinh đẹp chạy ra, cô nói giọng mừng rỡ: “Người đi gặp Đức Phật đã quay về đây rồi.” Viên ngoại rất ngạc nhiên, không hiểu tại sao con gái ông tự nhiên lại có thể nói được. Khi nghe người ăn mày kể lại lời Đức Phật, viên ngoại vô cùng vui mừng, liền lập tức gả con gái cho anh. Cuối cùng thì người ăn mày lương thiện chỉ một lòng nghĩ cho người khác đã có được đáp án của cuộc đời mình. Thế mới biết lòng vị tha cao cả là lý do xứng đáng nhất để thay đổi số phận của một con người. #Sống_đẹp
    1
    0 Bình luận 0 Chia Sẻ
  • HẠNH PHÚC CHO MỌI NGƯỜI
    Có ai đó đã từng nói rằng: “Hạnh phúc là sự vắng mặt của những khổ đau.” Câu nói này có vẻ như thật dễ chấp nhận mà không gây ra bất cứ sự tranh cãi nào, bởi nó thể hiện một cách rõ ràng tính cách tương đối của cuộc sống mà không ai trong chúng ta lại không dễ dàng nhận thấy.

    Nhưng nếu nhìn sâu vào vấn đề, phát biểu nêu trên quả thật chẳng mang lại chút ý nghĩa tích cực nào, bởi nó hoàn toàn mang tính cách của một nhận xét bàng quan. Hơn thế nữa, nhận xét trên còn có thể xem là hết sức bi quan khi có vẻ như người nói đã mặc nhiên chấp nhận một sự thật không mong muốn. Từ cách nhìn này, người ta chỉ có thể mong đợi những phút giây gọi là hạnh phúc nhưng hoàn toàn không biết được chúng từ đâu đến hoặc có thể đạt được chúng như thế nào. Tuy nhiên, điều không may là tính chất tiêu cực và bi quan này lại dường như mô tả đúng với những gì đang diễn ra trong cuộc sống của hầu hết chúng ta.

    Thật ra, những điều nêu trên hoàn toàn có những nguyên nhân sâu xa của nó. Một khi chúng ta không làm chủ được chính mình trong mỗi tư tưởng và hành động, thì tính chất tùy tiện, phụ thuộc vào thời vận của những gì mà chúng ta nhận được là điều tất nhiên không sao tránh khỏi.

    Nhìn từ khía cạnh vật chất, chúng ta sẽ dễ dàng nhận rõ vấn đề hơn. Khi bạn thực hiện một công việc mà không nắm chắc được sẽ làm như thế nào, cũng không nắm chắc được các yếu tố tác động vào công việc, điều tất nhiên là bạn không thể biết chắc được về kết quả công việc. Chẳng hạn, một nông dân không thể biết chắc việc thu hoạch sẽ ra sao nếu không hiểu rõ về phương pháp chăm sóc cho từng loại cây trồng, không hiểu rõ về giống cây trồng, về thời tiết, đất đai... và tất cả những yếu tố liên quan đến vụ mùa.

    Về mặt tinh thần, vấn đề có thể là trừu tượng, khó nắm bắt hơn, nhưng cũng tương tự như thế. Mỗi một tư tưởng, hành vi khác nhau của chúng ta mang lại những kết quả khác nhau cho tinh thần, tác động khác nhau đến tâm trạng của chúng ta. Nếu chúng ta không hiểu rõ hoặc không quan tâm đến điều này, những gì chúng ta đạt đến về mặt tinh thần tất nhiên là sẽ không sao nắm chắc được, cũng như chúng ta sẽ chẳng bao giờ có thể làm chủ được tâm trạng của mình.

    Từ rất xa xưa, những trí tuệ lớn của nhân loại đều đã sớm nhận ra điều này. Vấn đề mà các bậc thầy về tư tưởng đã để lại cho chúng ta không phải là cách thức làm sao để tạo ra được nhiều của cải vật chất, tiền tài danh vọng... mà là những phương thức để có thể tự chế phục được chính mình, hiểu rõ và nắm chắc được những gì mình làm. Bởi vì, các vị ấy biết rõ rằng chỉ bằng cách này con người mới có thể đạt được hạnh phúc thật sự trong cuộc sống. Khổng tử nói: “Thắng được người khác là có trí, thắng được chính mình mới là mạnh mẽ.” (Thắng nhân giả trí, tự thắng giả cường.) Trong kinh Pháp cú, đức Phật dạy:

    “Dù ở bãi chiến trường,
    Thắng ngàn ngàn quân địch,
    Không bằng tự thắng mình,
    Thật chiến thắng tối thượng.”

    Tất cả các tôn giáo đều dạy người “làm lành, lánh dữ”. Điều này như một nguyên tắc căn bản nhất để đạt đến cuộc sống tinh thần tốt đẹp hơn, cho dù mỗi người có thể hiểu mục đích của việc này theo cách không giống nhau. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta đều chỉ nghĩ đến những kết quả xa xôi trong tương lai mà ít khi thấy được rằng chính những gì đạt được trong hiện tại mới là dụng ý của người xưa.

    Sự phân biệt “lành” và “dữ” là một cách phân chia rõ nét và dễ hiểu nhất để chỉ rõ những gì là “có lợi” và “có hại” cho tinh thần. Khi chúng ta làm một việc lành, tâm hồn chúng ta thanh thản, an vui. Khi chúng ta làm một điều ác, trong lòng chúng ta bứt rứt bất an. Mức độ tác động cụ thể của từng sự việc có thể khác nhau, nhưng về mặt nguyên tắc chung, chúng ta có thể hiểu nôm na về những điều lành, điều dữ là như thế. Điều lành giúp ta đạt đến tâm hồn thanh thản, nghĩa là có lợi. Ngược lại, điều dữ dẫn ta đến tâm trạng nặng nề, bất an, nghĩa là có hại.

    Nhưng nói như thế là chúng ta đã đơn giản hóa vấn đề để cho mọi việc trở nên dễ hiểu. Trong thực tế, những hành vi, tư tưởng của chúng ta phức tạp hơn nhiều, và có vô số những sự việc, ý tưởng mà chúng ta có thể sẽ băn khoăn không biết nên xem là lành hay dữ, hoặc thậm chí có thể là chẳng thuộc về bên nào cả. Nói cách khác, ta không xác định được chúng là có lợi hay có hại cho ta về mặt tinh thần.

    Khi chúng ta hiểu đúng về tác động của mỗi hành vi, tư tưởng đối với tinh thần, tâm trạng của chúng ta, đồng thời làm chủ được mọi hành vi, tư tưởng của mình, chúng ta sẽ có thể chọn lọc chỉ suy nghĩ và làm những gì có lợi. Và điều đó tất yếu sẽ mang lại cho chúng ta một tâm trạng an vui, hạnh phúc.

    Nguyên tắc này nghe có vẻ vô cùng đơn giản, nhưng việc thực hiện thật ra không đơn giản chút nào. Để hiểu đúng về tất cả những hành vi, tư tưởng và tác động của chúng, ta cần có một trí tuệ sáng suốt và quá trình học hỏi không ngừng. Để làm chủ được mọi hành vi, tư tưởng của chính mình, ta cần có một ý chí mạnh mẽ và quá trình rèn luyện lâu dài. Hai yếu tố này sẽ đòi hỏi nỗ lực của cả một đời người để vươn đến. Nhưng chúng mang lại những kết quả tốt đẹp cho mỗi chúng ta ngay trong quá trình học hỏi và rèn luyện, vì thế chúng hoàn toàn xứng đáng để ta theo đuổi.

    Nhưng tính chất đơn giản của vấn đề như vừa nêu trên cho chúng ta thấy được là bất cứ ai trong chúng ta cũng có quyền hướng đến một cuộc sống hạnh phúc. Và điều đó hoàn toàn không phụ thuộc vào xuất thân của mỗi người. Người giàu và người nghèo, da màu hay da trắng, tôn giáo này hay tôn giáo khác... tất cả đều có cơ hội như nhau trong việc đạt đến hạnh phúc trong cuộc sống. Bởi vì, như chúng ta đã thấy, những yếu tố để có được hạnh phúc luôn sẵn có nơi mỗi con người. Vấn đề chỉ là chúng ta có biết vận dụng để theo đuổi mục đích này hay không mà thôi.

    Những gì chúng ta sẽ bàn đến trong tập sách này sẽ không đi ngoài nguyên tắc trên. Nhưng chúng ta sẽ xem xét đến từng khía cạnh một cách cụ thể, sao cho nó có thể thực sự trở thành vấn đề của mỗi người trong tất cả chúng ta mà không phải là một cái gì đó quá xa vời. Chúng ta sẽ tìm hiểu một cách chi tiết về việc những tư tưởng, hành vi sẽ chi phối như thế nào đến yếu tố tinh thần, tâm trạng của chúng ta. Chúng ta sẽ bàn đến những phương thức có thể vận dụng để rèn luyện, chế phục thân tâm, giúp chúng ta dần dần đạt đến sự tự chủ hoàn toàn trong mọi hành vi, tư tưởng của chính mình. Nhưng quan trọng hơn hết, chúng ta sẽ nhận rõ một điều là mọi nguyên tắc hay phương thức được nêu ra vẫn chỉ là lý thuyết, và việc thực hành để đạt đến kết quả cụ thể vẫn là công việc của mỗi người.

    Cuộc sống ngắn ngủi của chúng ta đang trôi qua. Mỗi giây phút đều có hàng ngàn con người được sinh ra trong thế giới này. Một số trong đó chỉ sống được vài ngày hay vài tuần rồi chết đi vì bệnh tật hay những điều không may khác. Một số khác sẽ có một đời sống lâu dài hơn, nếm trải đủ các mùi vị mà cuộc sống mang lại: thành công, thất bại, niềm vui, nỗi buồn, oán hận, yêu thương... Nhưng cho dù chúng ta có sống trong một ngày hay kéo dài một thế kỷ thì vấn đề trọng tâm vẫn luôn đặt ra là: Mục đích của đời sống là gì? Sống như thế nào mới là có ý nghĩa?

    Như trên đã nói, hạnh phúc không phải là một đặc ân dành riêng cho bất cứ ai, mà là một món quà đi kèm theo với đời sống của tất cả chúng ta. Mỗi người đều có thể đạt đến và cảm nhận được hạnh phúc chân thật trong cuộc sống quý giá này, miễn là chúng ta thực sự mong muốn điều đó và có nỗ lực đúng hướng. Sống và tận hưởng mọi giá trị chân thật của đời sống, đó chính là tất cả những gì mà mỗi người trong chúng ta đều nhắm đến.
    HẠNH PHÚC CHO MỌI NGƯỜI Có ai đó đã từng nói rằng: “Hạnh phúc là sự vắng mặt của những khổ đau.” Câu nói này có vẻ như thật dễ chấp nhận mà không gây ra bất cứ sự tranh cãi nào, bởi nó thể hiện một cách rõ ràng tính cách tương đối của cuộc sống mà không ai trong chúng ta lại không dễ dàng nhận thấy. Nhưng nếu nhìn sâu vào vấn đề, phát biểu nêu trên quả thật chẳng mang lại chút ý nghĩa tích cực nào, bởi nó hoàn toàn mang tính cách của một nhận xét bàng quan. Hơn thế nữa, nhận xét trên còn có thể xem là hết sức bi quan khi có vẻ như người nói đã mặc nhiên chấp nhận một sự thật không mong muốn. Từ cách nhìn này, người ta chỉ có thể mong đợi những phút giây gọi là hạnh phúc nhưng hoàn toàn không biết được chúng từ đâu đến hoặc có thể đạt được chúng như thế nào. Tuy nhiên, điều không may là tính chất tiêu cực và bi quan này lại dường như mô tả đúng với những gì đang diễn ra trong cuộc sống của hầu hết chúng ta. Thật ra, những điều nêu trên hoàn toàn có những nguyên nhân sâu xa của nó. Một khi chúng ta không làm chủ được chính mình trong mỗi tư tưởng và hành động, thì tính chất tùy tiện, phụ thuộc vào thời vận của những gì mà chúng ta nhận được là điều tất nhiên không sao tránh khỏi. Nhìn từ khía cạnh vật chất, chúng ta sẽ dễ dàng nhận rõ vấn đề hơn. Khi bạn thực hiện một công việc mà không nắm chắc được sẽ làm như thế nào, cũng không nắm chắc được các yếu tố tác động vào công việc, điều tất nhiên là bạn không thể biết chắc được về kết quả công việc. Chẳng hạn, một nông dân không thể biết chắc việc thu hoạch sẽ ra sao nếu không hiểu rõ về phương pháp chăm sóc cho từng loại cây trồng, không hiểu rõ về giống cây trồng, về thời tiết, đất đai... và tất cả những yếu tố liên quan đến vụ mùa. Về mặt tinh thần, vấn đề có thể là trừu tượng, khó nắm bắt hơn, nhưng cũng tương tự như thế. Mỗi một tư tưởng, hành vi khác nhau của chúng ta mang lại những kết quả khác nhau cho tinh thần, tác động khác nhau đến tâm trạng của chúng ta. Nếu chúng ta không hiểu rõ hoặc không quan tâm đến điều này, những gì chúng ta đạt đến về mặt tinh thần tất nhiên là sẽ không sao nắm chắc được, cũng như chúng ta sẽ chẳng bao giờ có thể làm chủ được tâm trạng của mình. Từ rất xa xưa, những trí tuệ lớn của nhân loại đều đã sớm nhận ra điều này. Vấn đề mà các bậc thầy về tư tưởng đã để lại cho chúng ta không phải là cách thức làm sao để tạo ra được nhiều của cải vật chất, tiền tài danh vọng... mà là những phương thức để có thể tự chế phục được chính mình, hiểu rõ và nắm chắc được những gì mình làm. Bởi vì, các vị ấy biết rõ rằng chỉ bằng cách này con người mới có thể đạt được hạnh phúc thật sự trong cuộc sống. Khổng tử nói: “Thắng được người khác là có trí, thắng được chính mình mới là mạnh mẽ.” (Thắng nhân giả trí, tự thắng giả cường.) Trong kinh Pháp cú, đức Phật dạy: “Dù ở bãi chiến trường, Thắng ngàn ngàn quân địch, Không bằng tự thắng mình, Thật chiến thắng tối thượng.” Tất cả các tôn giáo đều dạy người “làm lành, lánh dữ”. Điều này như một nguyên tắc căn bản nhất để đạt đến cuộc sống tinh thần tốt đẹp hơn, cho dù mỗi người có thể hiểu mục đích của việc này theo cách không giống nhau. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta đều chỉ nghĩ đến những kết quả xa xôi trong tương lai mà ít khi thấy được rằng chính những gì đạt được trong hiện tại mới là dụng ý của người xưa. Sự phân biệt “lành” và “dữ” là một cách phân chia rõ nét và dễ hiểu nhất để chỉ rõ những gì là “có lợi” và “có hại” cho tinh thần. Khi chúng ta làm một việc lành, tâm hồn chúng ta thanh thản, an vui. Khi chúng ta làm một điều ác, trong lòng chúng ta bứt rứt bất an. Mức độ tác động cụ thể của từng sự việc có thể khác nhau, nhưng về mặt nguyên tắc chung, chúng ta có thể hiểu nôm na về những điều lành, điều dữ là như thế. Điều lành giúp ta đạt đến tâm hồn thanh thản, nghĩa là có lợi. Ngược lại, điều dữ dẫn ta đến tâm trạng nặng nề, bất an, nghĩa là có hại. Nhưng nói như thế là chúng ta đã đơn giản hóa vấn đề để cho mọi việc trở nên dễ hiểu. Trong thực tế, những hành vi, tư tưởng của chúng ta phức tạp hơn nhiều, và có vô số những sự việc, ý tưởng mà chúng ta có thể sẽ băn khoăn không biết nên xem là lành hay dữ, hoặc thậm chí có thể là chẳng thuộc về bên nào cả. Nói cách khác, ta không xác định được chúng là có lợi hay có hại cho ta về mặt tinh thần. Khi chúng ta hiểu đúng về tác động của mỗi hành vi, tư tưởng đối với tinh thần, tâm trạng của chúng ta, đồng thời làm chủ được mọi hành vi, tư tưởng của mình, chúng ta sẽ có thể chọn lọc chỉ suy nghĩ và làm những gì có lợi. Và điều đó tất yếu sẽ mang lại cho chúng ta một tâm trạng an vui, hạnh phúc. Nguyên tắc này nghe có vẻ vô cùng đơn giản, nhưng việc thực hiện thật ra không đơn giản chút nào. Để hiểu đúng về tất cả những hành vi, tư tưởng và tác động của chúng, ta cần có một trí tuệ sáng suốt và quá trình học hỏi không ngừng. Để làm chủ được mọi hành vi, tư tưởng của chính mình, ta cần có một ý chí mạnh mẽ và quá trình rèn luyện lâu dài. Hai yếu tố này sẽ đòi hỏi nỗ lực của cả một đời người để vươn đến. Nhưng chúng mang lại những kết quả tốt đẹp cho mỗi chúng ta ngay trong quá trình học hỏi và rèn luyện, vì thế chúng hoàn toàn xứng đáng để ta theo đuổi. Nhưng tính chất đơn giản của vấn đề như vừa nêu trên cho chúng ta thấy được là bất cứ ai trong chúng ta cũng có quyền hướng đến một cuộc sống hạnh phúc. Và điều đó hoàn toàn không phụ thuộc vào xuất thân của mỗi người. Người giàu và người nghèo, da màu hay da trắng, tôn giáo này hay tôn giáo khác... tất cả đều có cơ hội như nhau trong việc đạt đến hạnh phúc trong cuộc sống. Bởi vì, như chúng ta đã thấy, những yếu tố để có được hạnh phúc luôn sẵn có nơi mỗi con người. Vấn đề chỉ là chúng ta có biết vận dụng để theo đuổi mục đích này hay không mà thôi. Những gì chúng ta sẽ bàn đến trong tập sách này sẽ không đi ngoài nguyên tắc trên. Nhưng chúng ta sẽ xem xét đến từng khía cạnh một cách cụ thể, sao cho nó có thể thực sự trở thành vấn đề của mỗi người trong tất cả chúng ta mà không phải là một cái gì đó quá xa vời. Chúng ta sẽ tìm hiểu một cách chi tiết về việc những tư tưởng, hành vi sẽ chi phối như thế nào đến yếu tố tinh thần, tâm trạng của chúng ta. Chúng ta sẽ bàn đến những phương thức có thể vận dụng để rèn luyện, chế phục thân tâm, giúp chúng ta dần dần đạt đến sự tự chủ hoàn toàn trong mọi hành vi, tư tưởng của chính mình. Nhưng quan trọng hơn hết, chúng ta sẽ nhận rõ một điều là mọi nguyên tắc hay phương thức được nêu ra vẫn chỉ là lý thuyết, và việc thực hành để đạt đến kết quả cụ thể vẫn là công việc của mỗi người. Cuộc sống ngắn ngủi của chúng ta đang trôi qua. Mỗi giây phút đều có hàng ngàn con người được sinh ra trong thế giới này. Một số trong đó chỉ sống được vài ngày hay vài tuần rồi chết đi vì bệnh tật hay những điều không may khác. Một số khác sẽ có một đời sống lâu dài hơn, nếm trải đủ các mùi vị mà cuộc sống mang lại: thành công, thất bại, niềm vui, nỗi buồn, oán hận, yêu thương... Nhưng cho dù chúng ta có sống trong một ngày hay kéo dài một thế kỷ thì vấn đề trọng tâm vẫn luôn đặt ra là: Mục đích của đời sống là gì? Sống như thế nào mới là có ý nghĩa? Như trên đã nói, hạnh phúc không phải là một đặc ân dành riêng cho bất cứ ai, mà là một món quà đi kèm theo với đời sống của tất cả chúng ta. Mỗi người đều có thể đạt đến và cảm nhận được hạnh phúc chân thật trong cuộc sống quý giá này, miễn là chúng ta thực sự mong muốn điều đó và có nỗ lực đúng hướng. Sống và tận hưởng mọi giá trị chân thật của đời sống, đó chính là tất cả những gì mà mỗi người trong chúng ta đều nhắm đến.
    13
    2 Bình luận 1 Chia Sẻ