Cập nhật gần đây
  • Lòng vị tha và ba câu hỏi của Người ăn mày
    ---

    Cuối cùng thì người ăn mày lương thiện chỉ một lòng nghĩ cho người khác đã có được đáp án của cuộc đời mình. Thế mới biết lòng vị tha cao cả là lý do xứng đáng nhất để thay đổi số phận của một con người.


    Ngày xửa ngày xưa, đã lâu lắm rồi, có một người ăn xin nghèo khổ hàng ngày đều đi xin ăn kiếm sống qua ngày. Anh rất chăm chỉ, mỗi ngày đều tích cóp, nhưng trong thùng vẫn luôn chỉ có một ít gạo.

    Một đêm, anh nấp vào góc nhà lặng lẽ quan sát, bỗng nhìn thấy một con chuột lớn đang ăn trộm gạo. Anh ta tức giận hét lên: “Tại sao ngươi không ăn gạo nhà giàu mà lại đi trộm gạo của kẻ ăn mày như ta.”

    Đột nhiên, chú chuột cất tiếng trả lơi: “Mệnh của anh hiện giờ chỉ có tám phân gạo, dù anh có kiếm nhiều và dành dụm nhiều đến mấy thì ông Trời cũng để tôi đến lấy bớt đi của anh.”

    Người ăn mày hỏi Chuột: “Tại sao lại như vậy?”

    Chuột nói: “Tôi cũng không biết, cái này anh nên đi hỏi Đức Phật.”

    Thế là người ăn mày quyết định đi Tây Thiên để hỏi cho rõ ngọn ngành.

    Một ngày nọ khi trời sắp tối, anh đến gõ cửa xin cơm ở một ngôi nhà lớn. Đúng lúc đó viên ngoại từ trong nhà đi ra, hỏi sao trời tối rồi anh còn vội vàng đi đâu vậy. Người ăn xin bèn kể lại câu chuyện của mình. Viên ngoại nghe thấy thế thì mời anh ta vào nhà nghỉ ngơi, rồi mang ra cho anh lương khô và ngân lượng.

    Người ăn xin còn chưa kịp ngạc nhiên, viên ngoại đã nói rằng nhà ông có cô con gái 16 tuổi nhưng chưa biết nói, vì thế muốn nhờ anh đi Tây Thiên thì hỏi giúp lý do vì sao.

    Người ăn mày nghe vậy thì đồng ý giúp ông.

    Hôm sau anh lên đường đi tiếp, tới một ngọn núi và thấy một ngôi đền. Anh vào trong xin nước thì gặp một lão hòa thượng vừa đi vừa chống gậy, nhưng sắc mặt và thần thái vẫn rất tốt. Vị sư già đưa nước cho anh rồi hỏi anh đang đi đâu.

    Anh kể lại câu chuyện của mình, lão hòa thượng nghe xong kéo tay anh lại và nói: “Anh qua đó nhất định phải hỏi Phật Tổ giúp tôi, tôi đã tu luyện ở đây 500 năm rồi, lẽ ra phải được thăng thiên rồi, nhưng tại sao tôi vẫn không lên được?”

    Kẻ ăn mày không ngại ngần nhận lời giúp sư.

    Anh tiếp tục đi về phía trước, trải qua muôn vàn gian nan khổ ải, anh đã đến bên một dòng sông mênh mông sóng dữ, nhưng tịch không một bóng người. Anh cảm thấy rất lo, không biết làm sao để qua được sông đây…!!!

    Đột nhiên, dưới sông nổi lên một cụ Rùa, cụ ôn tồn cất tiếng hỏi người ăn mày: “Cơn gió nào đã đưa anh đến đây?”

    Người ăn mày bèn đem đầu đuôi câu chuyện của bản thân kể lại một lượt. Cụ Rùa nghe xong nói với anh: “Tôi tu luyện đã 1000 năm, theo lý mà nói thì đáng lẽ phải hóa thành Rồng bay về trời rồi, nhưng tại sao tôi vẫn chỉ là một con Rùa? Nếu anh đi Tây Thiên xin hãy giúp tôi hỏi Đức Phật với nhé, giờ thì tôi sẽ cõng anh qua sông”.

    Người ăn mày vui vẻ đồng ý luôn.

    Qua sông, anh lại tiếp tục đi, không biết đã bao nhiêu ngày, nhưng mãi cũng chưa gặp được Đức Phật. Anh bắt đầu buồn chán, tự nhủ, lẽ ra phải đến Tây Thiên lâu rồi chứ. Rồi anh mơ màng ngủ thiếp đi. Đột nhiên Đức Phật xuất hiện khiến anh mừng lắm. Ngài hỏi anh: “Con từ xa xôi đến nhất định là có việc quan trọng muốn hỏi ta.”

    Người ăn xin nói: “Vâng, con có vài câu hỏi muốn xin Ngài giải đáp, hy vọng Ngài sẽ giúp con được tỏ tường.”

    Đức Phật nói: “Được rồi, nhưng con hãy nhớ là chỉ được hỏi ba câu mà thôi.”

    Người ăn xin đồng ý, nhưng chưa biết biết nên hỏi câu nào trước, chợt nghĩ, Rùa già tu hành đã 1000 năm quả là không dễ dàng gì, vì vậy người ăn xin đã không ngần ngại đặt câu hỏi đầu tiên: “Thưa Đức Phật, tại sao Rùa già vẫn chưa hóa Rồng sau hơn 1000 năm tu luyện?”

    Đức Phật nói với anh rằng Rùa già không buông bỏ được cái mai của nó nên mới không thể tu thành.

    Người ăn mày lại nghĩ, lão hòa thượng cũng đã tu luyện 500 năm rồi, ông ấy đã rất vất vả, nên câu hỏi của ông cũng cần phải hỏi. Đức Phật liền cho biết lý do là lão hòa thượng trong tâm vẫn chưa buông bỏ được cây tích trượng của ông ấy.

    Cuối cùng thì con gái viên ngoại cũng rất đáng thương, không nói được thì ai dám lấy đây? Người ăn mày nghĩ vấn đề của cô ấy cũng nhất định nên hỏi. Đức phật trả lời anh rằng cô gái câm ấy chỉ cần gặp được người trong mộng thì tự nhiên sẽ cất tiếng nói.

    Dứt lời Đức Phật liền biến mất. Anh nhớ ra mình vẫn chưa hỏi câu hỏi của mình, đành chặc lưỡi, quay về.

    Về đến bên bờ sông, Rùa già thấy anh liền hỏi Đức Phật đã trả lời ra sao, anh bèn kể lại lời của Đức Phật.

    Rùa già mừng rỡ đưa người ăn xin qua sông, đến bờ bên kia Rùa già gỡ bỏ chiếc mai xuống đưa cho anh và nói: “Trong chiếc mai có 24 viên dạ minh châu, là bảo bối vô giá, nhưng nó không còn ý nghĩa với ta nữa, vì thế ta tặng lại cho cậu. Cảm ơn vì đã giúp ta”. Nói xong lão Rùa liền hóa Rồng cưỡi gió bay đi.

    Người ăn mày cầm 24 viên ngọc trong tay rồi lại lên đường trở về. Về đến ngọn núi nọ, gặp lại lão hòa thượng, anh nói: “Có phải là ông không bỏ được cây tích trượng trong tay?”. Lão hòa thượng nghe xong lập tức tỉnh ngộ, đưa bảo bối tích trượng cho người ăn mày, xong ông ấy cưỡi mây bay đi.

    Người ăn mày vừa về đến cổng nhà viên ngoại, bỗng từ trong nhà một cô gái xinh đẹp chạy ra, cô nói giọng mừng rỡ: “Người đi gặp Đức Phật đã quay về đây rồi.”

    Viên ngoại rất ngạc nhiên, không hiểu tại sao con gái ông tự nhiên lại có thể nói được. Khi nghe người ăn mày kể lại lời Đức Phật, viên ngoại vô cùng vui mừng, liền lập tức gả con gái cho anh.

    Cuối cùng thì người ăn mày lương thiện chỉ một lòng nghĩ cho người khác đã có được đáp án của cuộc đời mình. Thế mới biết lòng vị tha cao cả là lý do xứng đáng nhất để thay đổi số phận của một con người.
    #Sống_đẹp
    Lòng vị tha và ba câu hỏi của Người ăn mày --- Cuối cùng thì người ăn mày lương thiện chỉ một lòng nghĩ cho người khác đã có được đáp án của cuộc đời mình. Thế mới biết lòng vị tha cao cả là lý do xứng đáng nhất để thay đổi số phận của một con người. Ngày xửa ngày xưa, đã lâu lắm rồi, có một người ăn xin nghèo khổ hàng ngày đều đi xin ăn kiếm sống qua ngày. Anh rất chăm chỉ, mỗi ngày đều tích cóp, nhưng trong thùng vẫn luôn chỉ có một ít gạo. Một đêm, anh nấp vào góc nhà lặng lẽ quan sát, bỗng nhìn thấy một con chuột lớn đang ăn trộm gạo. Anh ta tức giận hét lên: “Tại sao ngươi không ăn gạo nhà giàu mà lại đi trộm gạo của kẻ ăn mày như ta.” Đột nhiên, chú chuột cất tiếng trả lơi: “Mệnh của anh hiện giờ chỉ có tám phân gạo, dù anh có kiếm nhiều và dành dụm nhiều đến mấy thì ông Trời cũng để tôi đến lấy bớt đi của anh.” Người ăn mày hỏi Chuột: “Tại sao lại như vậy?” Chuột nói: “Tôi cũng không biết, cái này anh nên đi hỏi Đức Phật.” Thế là người ăn mày quyết định đi Tây Thiên để hỏi cho rõ ngọn ngành. Một ngày nọ khi trời sắp tối, anh đến gõ cửa xin cơm ở một ngôi nhà lớn. Đúng lúc đó viên ngoại từ trong nhà đi ra, hỏi sao trời tối rồi anh còn vội vàng đi đâu vậy. Người ăn xin bèn kể lại câu chuyện của mình. Viên ngoại nghe thấy thế thì mời anh ta vào nhà nghỉ ngơi, rồi mang ra cho anh lương khô và ngân lượng. Người ăn xin còn chưa kịp ngạc nhiên, viên ngoại đã nói rằng nhà ông có cô con gái 16 tuổi nhưng chưa biết nói, vì thế muốn nhờ anh đi Tây Thiên thì hỏi giúp lý do vì sao. Người ăn mày nghe vậy thì đồng ý giúp ông. Hôm sau anh lên đường đi tiếp, tới một ngọn núi và thấy một ngôi đền. Anh vào trong xin nước thì gặp một lão hòa thượng vừa đi vừa chống gậy, nhưng sắc mặt và thần thái vẫn rất tốt. Vị sư già đưa nước cho anh rồi hỏi anh đang đi đâu. Anh kể lại câu chuyện của mình, lão hòa thượng nghe xong kéo tay anh lại và nói: “Anh qua đó nhất định phải hỏi Phật Tổ giúp tôi, tôi đã tu luyện ở đây 500 năm rồi, lẽ ra phải được thăng thiên rồi, nhưng tại sao tôi vẫn không lên được?” Kẻ ăn mày không ngại ngần nhận lời giúp sư. Anh tiếp tục đi về phía trước, trải qua muôn vàn gian nan khổ ải, anh đã đến bên một dòng sông mênh mông sóng dữ, nhưng tịch không một bóng người. Anh cảm thấy rất lo, không biết làm sao để qua được sông đây…!!! Đột nhiên, dưới sông nổi lên một cụ Rùa, cụ ôn tồn cất tiếng hỏi người ăn mày: “Cơn gió nào đã đưa anh đến đây?” Người ăn mày bèn đem đầu đuôi câu chuyện của bản thân kể lại một lượt. Cụ Rùa nghe xong nói với anh: “Tôi tu luyện đã 1000 năm, theo lý mà nói thì đáng lẽ phải hóa thành Rồng bay về trời rồi, nhưng tại sao tôi vẫn chỉ là một con Rùa? Nếu anh đi Tây Thiên xin hãy giúp tôi hỏi Đức Phật với nhé, giờ thì tôi sẽ cõng anh qua sông”. Người ăn mày vui vẻ đồng ý luôn. Qua sông, anh lại tiếp tục đi, không biết đã bao nhiêu ngày, nhưng mãi cũng chưa gặp được Đức Phật. Anh bắt đầu buồn chán, tự nhủ, lẽ ra phải đến Tây Thiên lâu rồi chứ. Rồi anh mơ màng ngủ thiếp đi. Đột nhiên Đức Phật xuất hiện khiến anh mừng lắm. Ngài hỏi anh: “Con từ xa xôi đến nhất định là có việc quan trọng muốn hỏi ta.” Người ăn xin nói: “Vâng, con có vài câu hỏi muốn xin Ngài giải đáp, hy vọng Ngài sẽ giúp con được tỏ tường.” Đức Phật nói: “Được rồi, nhưng con hãy nhớ là chỉ được hỏi ba câu mà thôi.” Người ăn xin đồng ý, nhưng chưa biết biết nên hỏi câu nào trước, chợt nghĩ, Rùa già tu hành đã 1000 năm quả là không dễ dàng gì, vì vậy người ăn xin đã không ngần ngại đặt câu hỏi đầu tiên: “Thưa Đức Phật, tại sao Rùa già vẫn chưa hóa Rồng sau hơn 1000 năm tu luyện?” Đức Phật nói với anh rằng Rùa già không buông bỏ được cái mai của nó nên mới không thể tu thành. Người ăn mày lại nghĩ, lão hòa thượng cũng đã tu luyện 500 năm rồi, ông ấy đã rất vất vả, nên câu hỏi của ông cũng cần phải hỏi. Đức Phật liền cho biết lý do là lão hòa thượng trong tâm vẫn chưa buông bỏ được cây tích trượng của ông ấy. Cuối cùng thì con gái viên ngoại cũng rất đáng thương, không nói được thì ai dám lấy đây? Người ăn mày nghĩ vấn đề của cô ấy cũng nhất định nên hỏi. Đức phật trả lời anh rằng cô gái câm ấy chỉ cần gặp được người trong mộng thì tự nhiên sẽ cất tiếng nói. Dứt lời Đức Phật liền biến mất. Anh nhớ ra mình vẫn chưa hỏi câu hỏi của mình, đành chặc lưỡi, quay về. Về đến bên bờ sông, Rùa già thấy anh liền hỏi Đức Phật đã trả lời ra sao, anh bèn kể lại lời của Đức Phật. Rùa già mừng rỡ đưa người ăn xin qua sông, đến bờ bên kia Rùa già gỡ bỏ chiếc mai xuống đưa cho anh và nói: “Trong chiếc mai có 24 viên dạ minh châu, là bảo bối vô giá, nhưng nó không còn ý nghĩa với ta nữa, vì thế ta tặng lại cho cậu. Cảm ơn vì đã giúp ta”. Nói xong lão Rùa liền hóa Rồng cưỡi gió bay đi. Người ăn mày cầm 24 viên ngọc trong tay rồi lại lên đường trở về. Về đến ngọn núi nọ, gặp lại lão hòa thượng, anh nói: “Có phải là ông không bỏ được cây tích trượng trong tay?”. Lão hòa thượng nghe xong lập tức tỉnh ngộ, đưa bảo bối tích trượng cho người ăn mày, xong ông ấy cưỡi mây bay đi. Người ăn mày vừa về đến cổng nhà viên ngoại, bỗng từ trong nhà một cô gái xinh đẹp chạy ra, cô nói giọng mừng rỡ: “Người đi gặp Đức Phật đã quay về đây rồi.” Viên ngoại rất ngạc nhiên, không hiểu tại sao con gái ông tự nhiên lại có thể nói được. Khi nghe người ăn mày kể lại lời Đức Phật, viên ngoại vô cùng vui mừng, liền lập tức gả con gái cho anh. Cuối cùng thì người ăn mày lương thiện chỉ một lòng nghĩ cho người khác đã có được đáp án của cuộc đời mình. Thế mới biết lòng vị tha cao cả là lý do xứng đáng nhất để thay đổi số phận của một con người. #Sống_đẹp
    1
    0 Bình luận 0 Chia Sẻ
  • Sống trên đời, mất đừng quá lo âu, được đừng quá hoan hỷ
    ----

    Đời người có rất nhiều chuyện mà ở trong sâu thẳm đều đã tự có an bài. Một việc là phúc hay là họa thường không giống như biểu hiện bề ngoài và cũng không thể dễ dàng phán định được. Sống trên đời, mất đừng quá lo âu, được đừng quá hoan hỷ, ai có thể khiêm tốn và tĩnh tại mà bước tiếp thì sẽ nhận ra rằng nhân sinh ngắn ngủi như thể một quán trọ, ta đến sống vài ngày, rồi lại vội rời đi…

    Cổ nhân giảng: “Mặt trời lặn thì mặt trăng mọc, mặt trăng lặn thì mặt trời mọc, mặt trăng và mặt trời cùng đắp đổi cho nhau mà ánh sáng sinh ra vậy. Giá rét đi thì nóng bức đến, nóng bức đi thì giá rét đến, rét và bức cùng đắp đổi cho nhau mà năm tháng thành ra vậy.” Sự đời, không bao giờ mây trôi mãi che lấp hết cả mặt trời, mưa bão mãi phủ kín khắp cả mùa xuân.


    Bất kể một sự tình nào xảy ra đều chỉ là một sự kiện tạm thời trong dòng chảy thời gian và sinh mệnh. Vạn sự vạn vật trong vũ trụ này đều là như thế. Sự phát triển của sự vật đều là chuyển hóa, tương hỗ lẫn nhau, cũng bởi có sự vận động mà mới có sinh mệnh. Bởi vậy, việc tốt hay việc xấu cũng chỉ là một trạng thái tạm thời mà thôi, chúng có thể chuyển hóa cho nhau, không thể nào lường được. Lão Tử giảng: “Họa là chỗ dựa của phúc, phúc là nơi ẩn náu của mối họa”, cũng là có ý đó.

    Cho nên trong cuộc sống, khi có được một chuyện tốt, chuyện vui, thì cần chú ý không nên “vui quá mà hóa buồn”. Trái lại, ở vào thời điểm thất ý, chán nản thì phải có tầm nhìn lâu dài, tin tưởng vào bản thân, thậm chí cả đời không thành công thì vẫn cần thành nhân, vẫn cần khiến cho linh hồn thăng hoa, đó mới là thành tựu to lớn nhất của đời người. Đừng để những thất bại, khó khăn trước mắt hù dọa mà đau buồn, thống khổ.

    “Nhân gian huấn” nói rằng: “Họa và phúc là ra vào cùng một cửa, lợi và hại là láng giềng của nhau. Nếu không phải là bậc Thánh nhân thì không thể phân biệt được.” Trong cuộc đời này, đối với mọi chuyện đều nên bảo trì tâm thái bình thản, được không quá vui mừng, mất không quá bi thương, người như thế mới được tính là người có trí tuệ.

    Lão Tử giảng: Thiên hạ đều biết tốt là tốt, nên tự đã có xấu rồi. Thiên hạ đều biết thiện là thiện, nên tự đã có ác rồi. Cho nên, “có” với “không” là tương sinh, “khó” với “dễ” là là tương thành, “dài” với “ngắn” là tương hình, “cao” với “thấp” là tương khuynh, “âm” với “thanh” là tương hòa, “trước” với “sau” là tương tùy.

    Một sự vật sự việc khi đã xảy ra là đều có hai mặt của nó. Núi cao còn có núi cao hơn, bấy giờ “cao” lại trở thành “thấp” mất rồi. Nên nếu chỉ nhìn vào một mặt thì sẽ khiến con người trở nên phiến diện. Nho gia giảng Trung Dung cũng lại có ý như thế, cũng bởi Trung Dung, không trọng được mất, nên mới có thể trường tồn.

    “Hoài Nam Tử. Nhân gian huấn” có chép chuyện “Tái ông thất mã, yên tri phi phúc” như sau:

    Một ông lão ở gần biên giới giáp với nước Hồ, có nuôi một con ngựa. Một hôm con trai ông lão dẫn ngựa ra gần biên giới cho ăn cỏ, vì lơ đễnh nên con ngựa chạy vọt qua nước Hồ mất tăm. Những người trong xóm nghe tin đến chia buồn với ông lão.

    Ông lão là người thông hiểu việc đời nên rất bình tĩnh nói: “Biết đâu con ngựa chạy mất ấy đem lại điều tốt cho tôi”.

    Vài tháng sau, con ngựa chạy mất tăm ấy lại quay trở về và dẫn theo một con ngựa của nước Hồ, vừa cao lớn vừa mạnh mẽ.

    Những người trong xóm hay tin liền đến chúc mừng ông lão, và nhắc lại lời ông lão đã nói trước đây.

    Ông lão không có vẻ gì vui mừng, nói: “Biết đâu việc được ngựa Hồ này sẽ dẫn đến tai họa cho tôi”.

    Con trai của ông lão rất thích cưỡi ngựa, thấy con ngựa Hồ cao lớn mạnh mẽ thì rất thích, liền nhảy lên lưng cưỡi nó chạy đi. Con ngựa này chưa thuần nết nên nhảy loạn lên. Một lần, con ông lão không cẩn thận để ngựa hất xuống, té gãy xương đùi, bị què chân, tật nguyền.

    Những người trong xóm lại vội đến chia buồn với ông lão, thật không ngờ con ngựa không tốn tiền mua này lại gây ra tai họa cho con trai của ông lão như thế.

    Ông lão thản nhiên nói: “Xin các vị chớ lo lắng cho tôi, con tôi bị ngã gãy chân, tuy bất hạnh đó, nhưng biết đâu nhờ họa này mà được phúc”.

    Một năm sau, nước Hồ kéo quân sang xâm lược Trung Nguyên. Tất cả thanh niên trai tráng trong vùng biên giới đều phải sung vào quân ngũ chống giặc Hồ. Quân Hồ mạnh, đánh tan đạo quân mới gọi nhập ngũ, các trai tráng đều tử trận, riêng chỉ có con trai ông lão vì bị què chân nên miễn đi lính. Nhờ vậy mà cha con ông bảo toàn được tính mạng, sống an bình suốt quãng đời còn lại.

    Trong thơ cổ viết: “Sơn cùng thủy tận nghi vô lộ, liễu ám hoa minh hựu nhất thôn”, ý tứ là: Giữa cảnh núi non trùng điệp, sông ngòi chằng chịt, tưởng như không còn đường đi nữa, thì bỗng nhiên ở ngay trước mắt, phát hiện thấy trong bóng râm rặng liễu xanh mát và khóm hoa tươi đẹp rực rỡ sắc màu còn có một thôn làng. Cho nên, trong cuộc sống, khi làm một sự tình nào đó, thành công không cần phải dạt dào đắc ý, khi gặp phải khó khăn suy sụp cũng không cần phải chán nản thất vọng. Coi nhẹ được mất thì tâm sẽ tự tĩnh, thân sẽ tự an.

    #Sống_đẹp
    Theo trithucvn.org
    Sống trên đời, mất đừng quá lo âu, được đừng quá hoan hỷ ---- Đời người có rất nhiều chuyện mà ở trong sâu thẳm đều đã tự có an bài. Một việc là phúc hay là họa thường không giống như biểu hiện bề ngoài và cũng không thể dễ dàng phán định được. Sống trên đời, mất đừng quá lo âu, được đừng quá hoan hỷ, ai có thể khiêm tốn và tĩnh tại mà bước tiếp thì sẽ nhận ra rằng nhân sinh ngắn ngủi như thể một quán trọ, ta đến sống vài ngày, rồi lại vội rời đi… Cổ nhân giảng: “Mặt trời lặn thì mặt trăng mọc, mặt trăng lặn thì mặt trời mọc, mặt trăng và mặt trời cùng đắp đổi cho nhau mà ánh sáng sinh ra vậy. Giá rét đi thì nóng bức đến, nóng bức đi thì giá rét đến, rét và bức cùng đắp đổi cho nhau mà năm tháng thành ra vậy.” Sự đời, không bao giờ mây trôi mãi che lấp hết cả mặt trời, mưa bão mãi phủ kín khắp cả mùa xuân. Bất kể một sự tình nào xảy ra đều chỉ là một sự kiện tạm thời trong dòng chảy thời gian và sinh mệnh. Vạn sự vạn vật trong vũ trụ này đều là như thế. Sự phát triển của sự vật đều là chuyển hóa, tương hỗ lẫn nhau, cũng bởi có sự vận động mà mới có sinh mệnh. Bởi vậy, việc tốt hay việc xấu cũng chỉ là một trạng thái tạm thời mà thôi, chúng có thể chuyển hóa cho nhau, không thể nào lường được. Lão Tử giảng: “Họa là chỗ dựa của phúc, phúc là nơi ẩn náu của mối họa”, cũng là có ý đó. Cho nên trong cuộc sống, khi có được một chuyện tốt, chuyện vui, thì cần chú ý không nên “vui quá mà hóa buồn”. Trái lại, ở vào thời điểm thất ý, chán nản thì phải có tầm nhìn lâu dài, tin tưởng vào bản thân, thậm chí cả đời không thành công thì vẫn cần thành nhân, vẫn cần khiến cho linh hồn thăng hoa, đó mới là thành tựu to lớn nhất của đời người. Đừng để những thất bại, khó khăn trước mắt hù dọa mà đau buồn, thống khổ. “Nhân gian huấn” nói rằng: “Họa và phúc là ra vào cùng một cửa, lợi và hại là láng giềng của nhau. Nếu không phải là bậc Thánh nhân thì không thể phân biệt được.” Trong cuộc đời này, đối với mọi chuyện đều nên bảo trì tâm thái bình thản, được không quá vui mừng, mất không quá bi thương, người như thế mới được tính là người có trí tuệ. Lão Tử giảng: Thiên hạ đều biết tốt là tốt, nên tự đã có xấu rồi. Thiên hạ đều biết thiện là thiện, nên tự đã có ác rồi. Cho nên, “có” với “không” là tương sinh, “khó” với “dễ” là là tương thành, “dài” với “ngắn” là tương hình, “cao” với “thấp” là tương khuynh, “âm” với “thanh” là tương hòa, “trước” với “sau” là tương tùy. Một sự vật sự việc khi đã xảy ra là đều có hai mặt của nó. Núi cao còn có núi cao hơn, bấy giờ “cao” lại trở thành “thấp” mất rồi. Nên nếu chỉ nhìn vào một mặt thì sẽ khiến con người trở nên phiến diện. Nho gia giảng Trung Dung cũng lại có ý như thế, cũng bởi Trung Dung, không trọng được mất, nên mới có thể trường tồn. “Hoài Nam Tử. Nhân gian huấn” có chép chuyện “Tái ông thất mã, yên tri phi phúc” như sau: Một ông lão ở gần biên giới giáp với nước Hồ, có nuôi một con ngựa. Một hôm con trai ông lão dẫn ngựa ra gần biên giới cho ăn cỏ, vì lơ đễnh nên con ngựa chạy vọt qua nước Hồ mất tăm. Những người trong xóm nghe tin đến chia buồn với ông lão. Ông lão là người thông hiểu việc đời nên rất bình tĩnh nói: “Biết đâu con ngựa chạy mất ấy đem lại điều tốt cho tôi”. Vài tháng sau, con ngựa chạy mất tăm ấy lại quay trở về và dẫn theo một con ngựa của nước Hồ, vừa cao lớn vừa mạnh mẽ. Những người trong xóm hay tin liền đến chúc mừng ông lão, và nhắc lại lời ông lão đã nói trước đây. Ông lão không có vẻ gì vui mừng, nói: “Biết đâu việc được ngựa Hồ này sẽ dẫn đến tai họa cho tôi”. Con trai của ông lão rất thích cưỡi ngựa, thấy con ngựa Hồ cao lớn mạnh mẽ thì rất thích, liền nhảy lên lưng cưỡi nó chạy đi. Con ngựa này chưa thuần nết nên nhảy loạn lên. Một lần, con ông lão không cẩn thận để ngựa hất xuống, té gãy xương đùi, bị què chân, tật nguyền. Những người trong xóm lại vội đến chia buồn với ông lão, thật không ngờ con ngựa không tốn tiền mua này lại gây ra tai họa cho con trai của ông lão như thế. Ông lão thản nhiên nói: “Xin các vị chớ lo lắng cho tôi, con tôi bị ngã gãy chân, tuy bất hạnh đó, nhưng biết đâu nhờ họa này mà được phúc”. Một năm sau, nước Hồ kéo quân sang xâm lược Trung Nguyên. Tất cả thanh niên trai tráng trong vùng biên giới đều phải sung vào quân ngũ chống giặc Hồ. Quân Hồ mạnh, đánh tan đạo quân mới gọi nhập ngũ, các trai tráng đều tử trận, riêng chỉ có con trai ông lão vì bị què chân nên miễn đi lính. Nhờ vậy mà cha con ông bảo toàn được tính mạng, sống an bình suốt quãng đời còn lại. Trong thơ cổ viết: “Sơn cùng thủy tận nghi vô lộ, liễu ám hoa minh hựu nhất thôn”, ý tứ là: Giữa cảnh núi non trùng điệp, sông ngòi chằng chịt, tưởng như không còn đường đi nữa, thì bỗng nhiên ở ngay trước mắt, phát hiện thấy trong bóng râm rặng liễu xanh mát và khóm hoa tươi đẹp rực rỡ sắc màu còn có một thôn làng. Cho nên, trong cuộc sống, khi làm một sự tình nào đó, thành công không cần phải dạt dào đắc ý, khi gặp phải khó khăn suy sụp cũng không cần phải chán nản thất vọng. Coi nhẹ được mất thì tâm sẽ tự tĩnh, thân sẽ tự an. #Sống_đẹp Theo trithucvn.org
    1
    0 Bình luận 0 Chia Sẻ
  • 8 chữ “độ” tạo nên cảnh giới cao của cuộc đời
    Có câu nói rằng: “Mệnh của một người là đã được định sẵn.” Vì mệnh của con người đã được định sẵn nên người ta không thể lựa chọn được mệnh, nhưng ai cũng có thể lựa chọn được cách mà sinh mệnh mình sẽ đi qua, lựa chọn được cách sống cho cuộc đời mình. Để lựa chọn ấy được đúng đắn, mỗi người cần nắm được 8 chữ “độ” – điều tạo nên cảnh giới cao của nhân sinh, và cũng là cảnh giới cao của làm người hay làm việc.


    Lòng dạ phải độ lượng
    Cổ ngữ có câu: “Cái trán của Tướng quân rộng đến mức có thể phi ngựa, cái bụng của Tể tướng rộng đến mức có thể chèo thuyền”. Ý nói, một người có tấm lòng rộng lớn mới có thể làm được việc lớn, mới có thể bao dung được những việc khó bao dung của thiên hạ.
    Lâm Tắc Từ, một vị quan nổi tiếng thời xưa cũng viết: “Hải nạp bách xuyên, hữu dung nãi đại; bích lập thiên nhận, vô dục tắc cương”, ý nói rằng biển vì có thể dung nạp trăm nghìn con sông mà trở nên rộng lớn, vách núi nghìn trượng sừng sững vì không mang dục vọng mới có thể giữ mình cương trực.

    Những lời này đều là để nói rằng, làm người thì phải có sự độ lượng, có tấm lòng rộng mở. Mọi việc trong cuộc đời không nên tính toán quá chi li, lùi một bước, biển rộng trời cao. Làm người, không nên quá tính toán trước được mất của bản thân, hãy độ lượng đối đãi với những sự việc hay nguời từng khiến bản thân mình bị tổn thương. Đây là cảnh giới cao, cần phải tu dưỡng mới đạt được.

    Lời nói phải có hạn độ
    Có một số người cho rằng, làm người chân thật thì lời nói ra phải thẳng thắn, bộc trực. Kỳ thực điều đó chưa hẳn đã phù hợp trong mọi hoàn cảnh. Có gì nói đấy là chân, nhưng có gì nói thẳng hết ra thì lại là xuẩn (ngu xuẩn, vụng về).
    Lão Tử đã giảng: “Tri nhân giả trí, tự tri giả minh”. Người mà có thể hiểu biết người khác thì người ấy là người có trí huệ. Người hiểu biết chính mình thì đúng là cao minh.

    Lời nói không thể nói tận, cần phải có hạn độ, có điểm dừng. Nói nhiều, nói tận tất yếu sẽ nói lỡ, có mất mát. Khi nói chuyện cho dù lời nói tốt hay lời nói không tốt thì đều không thể nói đến cùng.

    “Tận thuyết” không chỉ có thể gây tổn hại cho mình mà còn gây bất lợi cho người khác. Người “tận thuyết” lời hay thường thể hiện ra sự khoác lác, tâng bốc, nịnh bợ, a dua. Cũng có khi, “tận thuyết” còn thể hiện ra sự khúm núm và đánh mất khí chất của bản thân mình. Còn những người thích nghe những lời này thường bị người khác cho là người có “tai không thính, mắt không rõ.”

    Nếu tận nói những lời xấu thì tác hại của nó là khôn lường. Hơn nữa, người bình thường không ai muốn nghe lời khó nghe cả. Cổ nhân giảng: “Lời ác lạnh người sáu tháng ròng”, cho nên lời nói nên là thích hợp và vừa phải.

    Việc học phải có độ dày
    Học tập phải có độ dày ở đây không phải thể hiện ở số lượng mà là thể hiện chất lượng. Đọc sách, học tập không phải chỉ để lấy tri thức mà còn là cách tu dưỡng, tẩy tịnh tâm linh. Cho nên, một người nếu như trong một khoảng thời gian dài mà không đọc sách, thì người ấy là đang bị rơi rớt xuống rồi.
    Khi một người đọc sách, có nghĩa là người ấy vẫn không muốn dừng lại, bằng lòng với vốn kiến thức hiện tại, họ vẫn muốn theo đuổi, vẫn đang cố gắng, vẫn đang muốn tìm kiếm những điều tốt đẹp, những đạo lý nhân sinh ở phía trước.

    Tầm nhìn phải có độ rộng
    Có câu nói rất hay rằng, khi đứng trên cao người ta sẽ có tầm nhìn xa hơn, nhưng khi nghĩ quá nhiều thì tầm nhìn sẽ không còn xa nữa. Cái gọi là tầm mắt, chính là nói đến góc nhìn của một người phải là một cánh đồng bát ngát. Cho dù là làm người hay làm việc, đều phải nên nhìn xa, đều không nên nhìn vào một điểm, mà cần phải nhìn vào cả một bề mặt.
    Trong đời người, ai ai cũng sẽ gặp phải rất nhiều điều không được như ý. Người thành công đôi khi còn gặp phải nhiều uất ức trong lòng. Cho nên, một người muốn khiến bản thân mình có được sự coi trọng, vinh quang, thì nhất định phải học được cách mở rộng tầm mắt, làm một người có trí huệ và nhân ái.

    Lý niệm cần có độ sâu
    Người có thể hiểu được một chút đạo lý trong các tác phẩm kinh điển như Đạo Đức Kinh, Kinh Dịch… thì có thể hiểu biết được tình thế, hiểu về đạo lý nhân sinh. Trí huệ của những bậc hiền triết sẽ khiến cho người học càng có thêm chiều sâu hơn, mở rộng được nhân sinh quan hơn. Lý niệm cũng phải có độ sâu thì mới có thể bảo vệ được lẽ phải, bảo vệ được điều chính nghĩa.
    Việc làm phải có lực độ
    Mỗi người đều có mục tiêu, dù lớn dù nhỏ, nếu muốn đạt được mục tiêu ấy thì cần phải đi làm. Một người nhất định phải có lực độ, cố gắng, mạnh dạn khám phá khi làm việc.
    Cổ nhân thường nói: “Thiên Đạo thù cần”, ý nói đạo Trời ban thưởng cho người cần cù, chăm chỉ. Cho nên, người mà có nỗ lực trong công việc càng lớn thì thành tích mà họ đạt được thường sẽ càng nhiều. Như thế họ mới có thể biến mục tiêu thành hiện thực.

    Xem thêm: Bậc quân tử tâm kiên định như núi, kẻ tiểu nhân một chút cũng tranh giành

    Sự nghiệp là có cao độ
    Trong cuộc đời, dường như mỗi người đều hy vọng rằng bản thân sẽ đạt được những thành tựu nhất định, vươn đến những đỉnh cao của sự nghiệp.
    Có lẽ, càng đi về phía trước, con người ta sẽ càng tỉnh ngộ ra, những tích lũy qua năm tháng sẽ đến lúc tỏa hương. Cho dù là một người lựa chọn con đường sự nghiêp nào thì cũng đều cần phải được tích lũy qua năm tháng, công việc thông thường cũng phải cố gắng hoàn thành tốt, mỗi ngày không ngừng đề cao thì mới đạt được cao độ, thành công.

    Thọ mệnh là có trường độ
    Làm người nên khoan dung độ lượng, không quá ham danh lợi, gió mát hay mưa phùn đều phong nhã và ý vị. Làm việc nên có chút thong dong điềm tĩnh, dù ngẩng đầu hay cúi đầu cũng đều vui vẻ. Không quá tận lực truy cầu nhưng cũng không dối trá, hời hợt bề mặt, cảm nhận sự mộc mạc chất phác của năm tháng đời người, có thể dưỡng sinh, cuối cùng là thản nhiên trước được mất hơn thua, vinh nhục của thế gian. Sống ung dung tự tại, không đau khổ với vật ngoại thân “khi sinh không mang theo đến, khi tử không mang theo đi”. Người có thể tu dưỡng được loại tâm thái này là đã thoát ra khỏi sự ràng buộc về vật chất mà đạt được đến cảnh giới cao của cuộc đời

    #Sống_đẹp
    Theo trithucvn.org
    8 chữ “độ” tạo nên cảnh giới cao của cuộc đời Có câu nói rằng: “Mệnh của một người là đã được định sẵn.” Vì mệnh của con người đã được định sẵn nên người ta không thể lựa chọn được mệnh, nhưng ai cũng có thể lựa chọn được cách mà sinh mệnh mình sẽ đi qua, lựa chọn được cách sống cho cuộc đời mình. Để lựa chọn ấy được đúng đắn, mỗi người cần nắm được 8 chữ “độ” – điều tạo nên cảnh giới cao của nhân sinh, và cũng là cảnh giới cao của làm người hay làm việc. Lòng dạ phải độ lượng Cổ ngữ có câu: “Cái trán của Tướng quân rộng đến mức có thể phi ngựa, cái bụng của Tể tướng rộng đến mức có thể chèo thuyền”. Ý nói, một người có tấm lòng rộng lớn mới có thể làm được việc lớn, mới có thể bao dung được những việc khó bao dung của thiên hạ. Lâm Tắc Từ, một vị quan nổi tiếng thời xưa cũng viết: “Hải nạp bách xuyên, hữu dung nãi đại; bích lập thiên nhận, vô dục tắc cương”, ý nói rằng biển vì có thể dung nạp trăm nghìn con sông mà trở nên rộng lớn, vách núi nghìn trượng sừng sững vì không mang dục vọng mới có thể giữ mình cương trực. Những lời này đều là để nói rằng, làm người thì phải có sự độ lượng, có tấm lòng rộng mở. Mọi việc trong cuộc đời không nên tính toán quá chi li, lùi một bước, biển rộng trời cao. Làm người, không nên quá tính toán trước được mất của bản thân, hãy độ lượng đối đãi với những sự việc hay nguời từng khiến bản thân mình bị tổn thương. Đây là cảnh giới cao, cần phải tu dưỡng mới đạt được. Lời nói phải có hạn độ Có một số người cho rằng, làm người chân thật thì lời nói ra phải thẳng thắn, bộc trực. Kỳ thực điều đó chưa hẳn đã phù hợp trong mọi hoàn cảnh. Có gì nói đấy là chân, nhưng có gì nói thẳng hết ra thì lại là xuẩn (ngu xuẩn, vụng về). Lão Tử đã giảng: “Tri nhân giả trí, tự tri giả minh”. Người mà có thể hiểu biết người khác thì người ấy là người có trí huệ. Người hiểu biết chính mình thì đúng là cao minh. Lời nói không thể nói tận, cần phải có hạn độ, có điểm dừng. Nói nhiều, nói tận tất yếu sẽ nói lỡ, có mất mát. Khi nói chuyện cho dù lời nói tốt hay lời nói không tốt thì đều không thể nói đến cùng. “Tận thuyết” không chỉ có thể gây tổn hại cho mình mà còn gây bất lợi cho người khác. Người “tận thuyết” lời hay thường thể hiện ra sự khoác lác, tâng bốc, nịnh bợ, a dua. Cũng có khi, “tận thuyết” còn thể hiện ra sự khúm núm và đánh mất khí chất của bản thân mình. Còn những người thích nghe những lời này thường bị người khác cho là người có “tai không thính, mắt không rõ.” Nếu tận nói những lời xấu thì tác hại của nó là khôn lường. Hơn nữa, người bình thường không ai muốn nghe lời khó nghe cả. Cổ nhân giảng: “Lời ác lạnh người sáu tháng ròng”, cho nên lời nói nên là thích hợp và vừa phải. Việc học phải có độ dày Học tập phải có độ dày ở đây không phải thể hiện ở số lượng mà là thể hiện chất lượng. Đọc sách, học tập không phải chỉ để lấy tri thức mà còn là cách tu dưỡng, tẩy tịnh tâm linh. Cho nên, một người nếu như trong một khoảng thời gian dài mà không đọc sách, thì người ấy là đang bị rơi rớt xuống rồi. Khi một người đọc sách, có nghĩa là người ấy vẫn không muốn dừng lại, bằng lòng với vốn kiến thức hiện tại, họ vẫn muốn theo đuổi, vẫn đang cố gắng, vẫn đang muốn tìm kiếm những điều tốt đẹp, những đạo lý nhân sinh ở phía trước. Tầm nhìn phải có độ rộng Có câu nói rất hay rằng, khi đứng trên cao người ta sẽ có tầm nhìn xa hơn, nhưng khi nghĩ quá nhiều thì tầm nhìn sẽ không còn xa nữa. Cái gọi là tầm mắt, chính là nói đến góc nhìn của một người phải là một cánh đồng bát ngát. Cho dù là làm người hay làm việc, đều phải nên nhìn xa, đều không nên nhìn vào một điểm, mà cần phải nhìn vào cả một bề mặt. Trong đời người, ai ai cũng sẽ gặp phải rất nhiều điều không được như ý. Người thành công đôi khi còn gặp phải nhiều uất ức trong lòng. Cho nên, một người muốn khiến bản thân mình có được sự coi trọng, vinh quang, thì nhất định phải học được cách mở rộng tầm mắt, làm một người có trí huệ và nhân ái. Lý niệm cần có độ sâu Người có thể hiểu được một chút đạo lý trong các tác phẩm kinh điển như Đạo Đức Kinh, Kinh Dịch… thì có thể hiểu biết được tình thế, hiểu về đạo lý nhân sinh. Trí huệ của những bậc hiền triết sẽ khiến cho người học càng có thêm chiều sâu hơn, mở rộng được nhân sinh quan hơn. Lý niệm cũng phải có độ sâu thì mới có thể bảo vệ được lẽ phải, bảo vệ được điều chính nghĩa. Việc làm phải có lực độ Mỗi người đều có mục tiêu, dù lớn dù nhỏ, nếu muốn đạt được mục tiêu ấy thì cần phải đi làm. Một người nhất định phải có lực độ, cố gắng, mạnh dạn khám phá khi làm việc. Cổ nhân thường nói: “Thiên Đạo thù cần”, ý nói đạo Trời ban thưởng cho người cần cù, chăm chỉ. Cho nên, người mà có nỗ lực trong công việc càng lớn thì thành tích mà họ đạt được thường sẽ càng nhiều. Như thế họ mới có thể biến mục tiêu thành hiện thực. Xem thêm: Bậc quân tử tâm kiên định như núi, kẻ tiểu nhân một chút cũng tranh giành Sự nghiệp là có cao độ Trong cuộc đời, dường như mỗi người đều hy vọng rằng bản thân sẽ đạt được những thành tựu nhất định, vươn đến những đỉnh cao của sự nghiệp. Có lẽ, càng đi về phía trước, con người ta sẽ càng tỉnh ngộ ra, những tích lũy qua năm tháng sẽ đến lúc tỏa hương. Cho dù là một người lựa chọn con đường sự nghiêp nào thì cũng đều cần phải được tích lũy qua năm tháng, công việc thông thường cũng phải cố gắng hoàn thành tốt, mỗi ngày không ngừng đề cao thì mới đạt được cao độ, thành công. Thọ mệnh là có trường độ Làm người nên khoan dung độ lượng, không quá ham danh lợi, gió mát hay mưa phùn đều phong nhã và ý vị. Làm việc nên có chút thong dong điềm tĩnh, dù ngẩng đầu hay cúi đầu cũng đều vui vẻ. Không quá tận lực truy cầu nhưng cũng không dối trá, hời hợt bề mặt, cảm nhận sự mộc mạc chất phác của năm tháng đời người, có thể dưỡng sinh, cuối cùng là thản nhiên trước được mất hơn thua, vinh nhục của thế gian. Sống ung dung tự tại, không đau khổ với vật ngoại thân “khi sinh không mang theo đến, khi tử không mang theo đi”. Người có thể tu dưỡng được loại tâm thái này là đã thoát ra khỏi sự ràng buộc về vật chất mà đạt được đến cảnh giới cao của cuộc đời #Sống_đẹp Theo trithucvn.org
    2
    0 Bình luận 0 Chia Sẻ
  • 1
    0 Bình luận 0 Chia Sẻ
  • 2
    0 Bình luận 0 Chia Sẻ
Đọc thêm