Sống trên đời, mất đừng quá lo âu, được đừng quá hoan hỷ
----

Đời người có rất nhiều chuyện mà ở trong sâu thẳm đều đã tự có an bài. Một việc là phúc hay là họa thường không giống như biểu hiện bề ngoài và cũng không thể dễ dàng phán định được. Sống trên đời, mất đừng quá lo âu, được đừng quá hoan hỷ, ai có thể khiêm tốn và tĩnh tại mà bước tiếp thì sẽ nhận ra rằng nhân sinh ngắn ngủi như thể một quán trọ, ta đến sống vài ngày, rồi lại vội rời đi…

Cổ nhân giảng: “Mặt trời lặn thì mặt trăng mọc, mặt trăng lặn thì mặt trời mọc, mặt trăng và mặt trời cùng đắp đổi cho nhau mà ánh sáng sinh ra vậy. Giá rét đi thì nóng bức đến, nóng bức đi thì giá rét đến, rét và bức cùng đắp đổi cho nhau mà năm tháng thành ra vậy.” Sự đời, không bao giờ mây trôi mãi che lấp hết cả mặt trời, mưa bão mãi phủ kín khắp cả mùa xuân.


Bất kể một sự tình nào xảy ra đều chỉ là một sự kiện tạm thời trong dòng chảy thời gian và sinh mệnh. Vạn sự vạn vật trong vũ trụ này đều là như thế. Sự phát triển của sự vật đều là chuyển hóa, tương hỗ lẫn nhau, cũng bởi có sự vận động mà mới có sinh mệnh. Bởi vậy, việc tốt hay việc xấu cũng chỉ là một trạng thái tạm thời mà thôi, chúng có thể chuyển hóa cho nhau, không thể nào lường được. Lão Tử giảng: “Họa là chỗ dựa của phúc, phúc là nơi ẩn náu của mối họa”, cũng là có ý đó.

Cho nên trong cuộc sống, khi có được một chuyện tốt, chuyện vui, thì cần chú ý không nên “vui quá mà hóa buồn”. Trái lại, ở vào thời điểm thất ý, chán nản thì phải có tầm nhìn lâu dài, tin tưởng vào bản thân, thậm chí cả đời không thành công thì vẫn cần thành nhân, vẫn cần khiến cho linh hồn thăng hoa, đó mới là thành tựu to lớn nhất của đời người. Đừng để những thất bại, khó khăn trước mắt hù dọa mà đau buồn, thống khổ.

“Nhân gian huấn” nói rằng: “Họa và phúc là ra vào cùng một cửa, lợi và hại là láng giềng của nhau. Nếu không phải là bậc Thánh nhân thì không thể phân biệt được.” Trong cuộc đời này, đối với mọi chuyện đều nên bảo trì tâm thái bình thản, được không quá vui mừng, mất không quá bi thương, người như thế mới được tính là người có trí tuệ.

Lão Tử giảng: Thiên hạ đều biết tốt là tốt, nên tự đã có xấu rồi. Thiên hạ đều biết thiện là thiện, nên tự đã có ác rồi. Cho nên, “có” với “không” là tương sinh, “khó” với “dễ” là là tương thành, “dài” với “ngắn” là tương hình, “cao” với “thấp” là tương khuynh, “âm” với “thanh” là tương hòa, “trước” với “sau” là tương tùy.

Một sự vật sự việc khi đã xảy ra là đều có hai mặt của nó. Núi cao còn có núi cao hơn, bấy giờ “cao” lại trở thành “thấp” mất rồi. Nên nếu chỉ nhìn vào một mặt thì sẽ khiến con người trở nên phiến diện. Nho gia giảng Trung Dung cũng lại có ý như thế, cũng bởi Trung Dung, không trọng được mất, nên mới có thể trường tồn.

“Hoài Nam Tử. Nhân gian huấn” có chép chuyện “Tái ông thất mã, yên tri phi phúc” như sau:

Một ông lão ở gần biên giới giáp với nước Hồ, có nuôi một con ngựa. Một hôm con trai ông lão dẫn ngựa ra gần biên giới cho ăn cỏ, vì lơ đễnh nên con ngựa chạy vọt qua nước Hồ mất tăm. Những người trong xóm nghe tin đến chia buồn với ông lão.

Ông lão là người thông hiểu việc đời nên rất bình tĩnh nói: “Biết đâu con ngựa chạy mất ấy đem lại điều tốt cho tôi”.

Vài tháng sau, con ngựa chạy mất tăm ấy lại quay trở về và dẫn theo một con ngựa của nước Hồ, vừa cao lớn vừa mạnh mẽ.

Những người trong xóm hay tin liền đến chúc mừng ông lão, và nhắc lại lời ông lão đã nói trước đây.

Ông lão không có vẻ gì vui mừng, nói: “Biết đâu việc được ngựa Hồ này sẽ dẫn đến tai họa cho tôi”.

Con trai của ông lão rất thích cưỡi ngựa, thấy con ngựa Hồ cao lớn mạnh mẽ thì rất thích, liền nhảy lên lưng cưỡi nó chạy đi. Con ngựa này chưa thuần nết nên nhảy loạn lên. Một lần, con ông lão không cẩn thận để ngựa hất xuống, té gãy xương đùi, bị què chân, tật nguyền.

Những người trong xóm lại vội đến chia buồn với ông lão, thật không ngờ con ngựa không tốn tiền mua này lại gây ra tai họa cho con trai của ông lão như thế.

Ông lão thản nhiên nói: “Xin các vị chớ lo lắng cho tôi, con tôi bị ngã gãy chân, tuy bất hạnh đó, nhưng biết đâu nhờ họa này mà được phúc”.

Một năm sau, nước Hồ kéo quân sang xâm lược Trung Nguyên. Tất cả thanh niên trai tráng trong vùng biên giới đều phải sung vào quân ngũ chống giặc Hồ. Quân Hồ mạnh, đánh tan đạo quân mới gọi nhập ngũ, các trai tráng đều tử trận, riêng chỉ có con trai ông lão vì bị què chân nên miễn đi lính. Nhờ vậy mà cha con ông bảo toàn được tính mạng, sống an bình suốt quãng đời còn lại.

Trong thơ cổ viết: “Sơn cùng thủy tận nghi vô lộ, liễu ám hoa minh hựu nhất thôn”, ý tứ là: Giữa cảnh núi non trùng điệp, sông ngòi chằng chịt, tưởng như không còn đường đi nữa, thì bỗng nhiên ở ngay trước mắt, phát hiện thấy trong bóng râm rặng liễu xanh mát và khóm hoa tươi đẹp rực rỡ sắc màu còn có một thôn làng. Cho nên, trong cuộc sống, khi làm một sự tình nào đó, thành công không cần phải dạt dào đắc ý, khi gặp phải khó khăn suy sụp cũng không cần phải chán nản thất vọng. Coi nhẹ được mất thì tâm sẽ tự tĩnh, thân sẽ tự an.

#Sống_đẹp
Theo trithucvn.org
Sống trên đời, mất đừng quá lo âu, được đừng quá hoan hỷ ---- Đời người có rất nhiều chuyện mà ở trong sâu thẳm đều đã tự có an bài. Một việc là phúc hay là họa thường không giống như biểu hiện bề ngoài và cũng không thể dễ dàng phán định được. Sống trên đời, mất đừng quá lo âu, được đừng quá hoan hỷ, ai có thể khiêm tốn và tĩnh tại mà bước tiếp thì sẽ nhận ra rằng nhân sinh ngắn ngủi như thể một quán trọ, ta đến sống vài ngày, rồi lại vội rời đi… Cổ nhân giảng: “Mặt trời lặn thì mặt trăng mọc, mặt trăng lặn thì mặt trời mọc, mặt trăng và mặt trời cùng đắp đổi cho nhau mà ánh sáng sinh ra vậy. Giá rét đi thì nóng bức đến, nóng bức đi thì giá rét đến, rét và bức cùng đắp đổi cho nhau mà năm tháng thành ra vậy.” Sự đời, không bao giờ mây trôi mãi che lấp hết cả mặt trời, mưa bão mãi phủ kín khắp cả mùa xuân. Bất kể một sự tình nào xảy ra đều chỉ là một sự kiện tạm thời trong dòng chảy thời gian và sinh mệnh. Vạn sự vạn vật trong vũ trụ này đều là như thế. Sự phát triển của sự vật đều là chuyển hóa, tương hỗ lẫn nhau, cũng bởi có sự vận động mà mới có sinh mệnh. Bởi vậy, việc tốt hay việc xấu cũng chỉ là một trạng thái tạm thời mà thôi, chúng có thể chuyển hóa cho nhau, không thể nào lường được. Lão Tử giảng: “Họa là chỗ dựa của phúc, phúc là nơi ẩn náu của mối họa”, cũng là có ý đó. Cho nên trong cuộc sống, khi có được một chuyện tốt, chuyện vui, thì cần chú ý không nên “vui quá mà hóa buồn”. Trái lại, ở vào thời điểm thất ý, chán nản thì phải có tầm nhìn lâu dài, tin tưởng vào bản thân, thậm chí cả đời không thành công thì vẫn cần thành nhân, vẫn cần khiến cho linh hồn thăng hoa, đó mới là thành tựu to lớn nhất của đời người. Đừng để những thất bại, khó khăn trước mắt hù dọa mà đau buồn, thống khổ. “Nhân gian huấn” nói rằng: “Họa và phúc là ra vào cùng một cửa, lợi và hại là láng giềng của nhau. Nếu không phải là bậc Thánh nhân thì không thể phân biệt được.” Trong cuộc đời này, đối với mọi chuyện đều nên bảo trì tâm thái bình thản, được không quá vui mừng, mất không quá bi thương, người như thế mới được tính là người có trí tuệ. Lão Tử giảng: Thiên hạ đều biết tốt là tốt, nên tự đã có xấu rồi. Thiên hạ đều biết thiện là thiện, nên tự đã có ác rồi. Cho nên, “có” với “không” là tương sinh, “khó” với “dễ” là là tương thành, “dài” với “ngắn” là tương hình, “cao” với “thấp” là tương khuynh, “âm” với “thanh” là tương hòa, “trước” với “sau” là tương tùy. Một sự vật sự việc khi đã xảy ra là đều có hai mặt của nó. Núi cao còn có núi cao hơn, bấy giờ “cao” lại trở thành “thấp” mất rồi. Nên nếu chỉ nhìn vào một mặt thì sẽ khiến con người trở nên phiến diện. Nho gia giảng Trung Dung cũng lại có ý như thế, cũng bởi Trung Dung, không trọng được mất, nên mới có thể trường tồn. “Hoài Nam Tử. Nhân gian huấn” có chép chuyện “Tái ông thất mã, yên tri phi phúc” như sau: Một ông lão ở gần biên giới giáp với nước Hồ, có nuôi một con ngựa. Một hôm con trai ông lão dẫn ngựa ra gần biên giới cho ăn cỏ, vì lơ đễnh nên con ngựa chạy vọt qua nước Hồ mất tăm. Những người trong xóm nghe tin đến chia buồn với ông lão. Ông lão là người thông hiểu việc đời nên rất bình tĩnh nói: “Biết đâu con ngựa chạy mất ấy đem lại điều tốt cho tôi”. Vài tháng sau, con ngựa chạy mất tăm ấy lại quay trở về và dẫn theo một con ngựa của nước Hồ, vừa cao lớn vừa mạnh mẽ. Những người trong xóm hay tin liền đến chúc mừng ông lão, và nhắc lại lời ông lão đã nói trước đây. Ông lão không có vẻ gì vui mừng, nói: “Biết đâu việc được ngựa Hồ này sẽ dẫn đến tai họa cho tôi”. Con trai của ông lão rất thích cưỡi ngựa, thấy con ngựa Hồ cao lớn mạnh mẽ thì rất thích, liền nhảy lên lưng cưỡi nó chạy đi. Con ngựa này chưa thuần nết nên nhảy loạn lên. Một lần, con ông lão không cẩn thận để ngựa hất xuống, té gãy xương đùi, bị què chân, tật nguyền. Những người trong xóm lại vội đến chia buồn với ông lão, thật không ngờ con ngựa không tốn tiền mua này lại gây ra tai họa cho con trai của ông lão như thế. Ông lão thản nhiên nói: “Xin các vị chớ lo lắng cho tôi, con tôi bị ngã gãy chân, tuy bất hạnh đó, nhưng biết đâu nhờ họa này mà được phúc”. Một năm sau, nước Hồ kéo quân sang xâm lược Trung Nguyên. Tất cả thanh niên trai tráng trong vùng biên giới đều phải sung vào quân ngũ chống giặc Hồ. Quân Hồ mạnh, đánh tan đạo quân mới gọi nhập ngũ, các trai tráng đều tử trận, riêng chỉ có con trai ông lão vì bị què chân nên miễn đi lính. Nhờ vậy mà cha con ông bảo toàn được tính mạng, sống an bình suốt quãng đời còn lại. Trong thơ cổ viết: “Sơn cùng thủy tận nghi vô lộ, liễu ám hoa minh hựu nhất thôn”, ý tứ là: Giữa cảnh núi non trùng điệp, sông ngòi chằng chịt, tưởng như không còn đường đi nữa, thì bỗng nhiên ở ngay trước mắt, phát hiện thấy trong bóng râm rặng liễu xanh mát và khóm hoa tươi đẹp rực rỡ sắc màu còn có một thôn làng. Cho nên, trong cuộc sống, khi làm một sự tình nào đó, thành công không cần phải dạt dào đắc ý, khi gặp phải khó khăn suy sụp cũng không cần phải chán nản thất vọng. Coi nhẹ được mất thì tâm sẽ tự tĩnh, thân sẽ tự an. #Sống_đẹp Theo trithucvn.org
1
0 Bình luận 0 Chia Sẻ