• Khi ông lão bán hàng rong mở xe hàng, Ngọc sửng sốt thấy bên trong có rất nhiều món ăn giản dị của Việt Nam, từ bánh cuốn, bánh chưng tới bánh da lợn với mức giá phải chăng. #gánh_hàng_rong_Việt_ở_Anh, #món_ăn_Việt_ở_nước_ngoài
    Khi ông lão bán hàng rong mở xe hàng, Ngọc sửng sốt thấy bên trong có rất nhiều món ăn giản dị của Việt Nam, từ bánh cuốn, bánh chưng tới bánh da lợn với mức giá phải chăng. #gánh_hàng_rong_Việt_ở_Anh, #món_ăn_Việt_ở_nước_ngoài
    DANTRI.COM.VN
    Cô gái Việt vỡ òa khi thấy xe hàng rong bánh cuốn, bánh chưng ở nước Anh
    Khi ông lão bán hàng rong mở xe hàng, Ngọc sửng sốt thấy bên trong có rất nhiều món ăn giản dị của Việt Nam, từ bánh cuốn, bánh chưng tới bánh da lợn với mức giá phải chăng.
    41
    0 Bình luận 0 Chia Sẻ
  • Một buổi sáng mùa Xuân đẹp trời. Bầu trời không có mây và mặt trời ấm áp nhưng không quá nóng, vì vậy cậu thanh niên rất ngạc nhiên khi nhìn thấy có một ông lão ở trong xe buýt với một cây dù màu đen lớn ở trong tay ông.
    Một buổi sáng mùa Xuân đẹp trời. Bầu trời không có mây và mặt trời ấm áp nhưng không quá nóng, vì vậy cậu thanh niên rất ngạc nhiên khi nhìn thấy có một ông lão ở trong xe buýt với một cây dù màu đen lớn ở trong tay ông.
    BAOTINTUC.VN
    Truyện cười: Ông lão cẩn thận
    Một buổi sáng mùa Xuân đẹp trời. Bầu trời không có mây và mặt trời ấm áp nhưng không quá nóng, vì vậy cậu thanh niên rất ngạc nhiên khi nhìn thấy có một ông lão ở trong xe buýt với một cây dù màu đen lớn ở trong tay ông.
    13
    0 Bình luận 0 Chia Sẻ
  • Cô gái bị người yêu chia tay và bỏ lại một mình gần nơi để đồ cũ khiến ông lão hiểu nhầm và vác về nhà để không lãng phí. #video_hài, #hài_hước
    Cô gái bị người yêu chia tay và bỏ lại một mình gần nơi để đồ cũ khiến ông lão hiểu nhầm và vác về nhà để không lãng phí. #video_hài, #hài_hước
    VNEXPRESS.NET
    Cụ ông vác người đẹp về nhà để không lãng phí
    Cô gái bị người yêu chia tay và bỏ lại một mình gần nơi để đồ cũ khiến ông lão hiểu nhầm và vác về nhà để không lãng phí.
    38
    0 Bình luận 0 Chia Sẻ
  • Sống trên đời, mất đừng quá lo âu, được đừng quá hoan hỷ
    ----

    Đời người có rất nhiều chuyện mà ở trong sâu thẳm đều đã tự có an bài. Một việc là phúc hay là họa thường không giống như biểu hiện bề ngoài và cũng không thể dễ dàng phán định được. Sống trên đời, mất đừng quá lo âu, được đừng quá hoan hỷ, ai có thể khiêm tốn và tĩnh tại mà bước tiếp thì sẽ nhận ra rằng nhân sinh ngắn ngủi như thể một quán trọ, ta đến sống vài ngày, rồi lại vội rời đi…

    Cổ nhân giảng: “Mặt trời lặn thì mặt trăng mọc, mặt trăng lặn thì mặt trời mọc, mặt trăng và mặt trời cùng đắp đổi cho nhau mà ánh sáng sinh ra vậy. Giá rét đi thì nóng bức đến, nóng bức đi thì giá rét đến, rét và bức cùng đắp đổi cho nhau mà năm tháng thành ra vậy.” Sự đời, không bao giờ mây trôi mãi che lấp hết cả mặt trời, mưa bão mãi phủ kín khắp cả mùa xuân.


    Bất kể một sự tình nào xảy ra đều chỉ là một sự kiện tạm thời trong dòng chảy thời gian và sinh mệnh. Vạn sự vạn vật trong vũ trụ này đều là như thế. Sự phát triển của sự vật đều là chuyển hóa, tương hỗ lẫn nhau, cũng bởi có sự vận động mà mới có sinh mệnh. Bởi vậy, việc tốt hay việc xấu cũng chỉ là một trạng thái tạm thời mà thôi, chúng có thể chuyển hóa cho nhau, không thể nào lường được. Lão Tử giảng: “Họa là chỗ dựa của phúc, phúc là nơi ẩn náu của mối họa”, cũng là có ý đó.

    Cho nên trong cuộc sống, khi có được một chuyện tốt, chuyện vui, thì cần chú ý không nên “vui quá mà hóa buồn”. Trái lại, ở vào thời điểm thất ý, chán nản thì phải có tầm nhìn lâu dài, tin tưởng vào bản thân, thậm chí cả đời không thành công thì vẫn cần thành nhân, vẫn cần khiến cho linh hồn thăng hoa, đó mới là thành tựu to lớn nhất của đời người. Đừng để những thất bại, khó khăn trước mắt hù dọa mà đau buồn, thống khổ.

    “Nhân gian huấn” nói rằng: “Họa và phúc là ra vào cùng một cửa, lợi và hại là láng giềng của nhau. Nếu không phải là bậc Thánh nhân thì không thể phân biệt được.” Trong cuộc đời này, đối với mọi chuyện đều nên bảo trì tâm thái bình thản, được không quá vui mừng, mất không quá bi thương, người như thế mới được tính là người có trí tuệ.

    Lão Tử giảng: Thiên hạ đều biết tốt là tốt, nên tự đã có xấu rồi. Thiên hạ đều biết thiện là thiện, nên tự đã có ác rồi. Cho nên, “có” với “không” là tương sinh, “khó” với “dễ” là là tương thành, “dài” với “ngắn” là tương hình, “cao” với “thấp” là tương khuynh, “âm” với “thanh” là tương hòa, “trước” với “sau” là tương tùy.

    Một sự vật sự việc khi đã xảy ra là đều có hai mặt của nó. Núi cao còn có núi cao hơn, bấy giờ “cao” lại trở thành “thấp” mất rồi. Nên nếu chỉ nhìn vào một mặt thì sẽ khiến con người trở nên phiến diện. Nho gia giảng Trung Dung cũng lại có ý như thế, cũng bởi Trung Dung, không trọng được mất, nên mới có thể trường tồn.

    “Hoài Nam Tử. Nhân gian huấn” có chép chuyện “Tái ông thất mã, yên tri phi phúc” như sau:

    Một ông lão ở gần biên giới giáp với nước Hồ, có nuôi một con ngựa. Một hôm con trai ông lão dẫn ngựa ra gần biên giới cho ăn cỏ, vì lơ đễnh nên con ngựa chạy vọt qua nước Hồ mất tăm. Những người trong xóm nghe tin đến chia buồn với ông lão.

    Ông lão là người thông hiểu việc đời nên rất bình tĩnh nói: “Biết đâu con ngựa chạy mất ấy đem lại điều tốt cho tôi”.

    Vài tháng sau, con ngựa chạy mất tăm ấy lại quay trở về và dẫn theo một con ngựa của nước Hồ, vừa cao lớn vừa mạnh mẽ.

    Những người trong xóm hay tin liền đến chúc mừng ông lão, và nhắc lại lời ông lão đã nói trước đây.

    Ông lão không có vẻ gì vui mừng, nói: “Biết đâu việc được ngựa Hồ này sẽ dẫn đến tai họa cho tôi”.

    Con trai của ông lão rất thích cưỡi ngựa, thấy con ngựa Hồ cao lớn mạnh mẽ thì rất thích, liền nhảy lên lưng cưỡi nó chạy đi. Con ngựa này chưa thuần nết nên nhảy loạn lên. Một lần, con ông lão không cẩn thận để ngựa hất xuống, té gãy xương đùi, bị què chân, tật nguyền.

    Những người trong xóm lại vội đến chia buồn với ông lão, thật không ngờ con ngựa không tốn tiền mua này lại gây ra tai họa cho con trai của ông lão như thế.

    Ông lão thản nhiên nói: “Xin các vị chớ lo lắng cho tôi, con tôi bị ngã gãy chân, tuy bất hạnh đó, nhưng biết đâu nhờ họa này mà được phúc”.

    Một năm sau, nước Hồ kéo quân sang xâm lược Trung Nguyên. Tất cả thanh niên trai tráng trong vùng biên giới đều phải sung vào quân ngũ chống giặc Hồ. Quân Hồ mạnh, đánh tan đạo quân mới gọi nhập ngũ, các trai tráng đều tử trận, riêng chỉ có con trai ông lão vì bị què chân nên miễn đi lính. Nhờ vậy mà cha con ông bảo toàn được tính mạng, sống an bình suốt quãng đời còn lại.

    Trong thơ cổ viết: “Sơn cùng thủy tận nghi vô lộ, liễu ám hoa minh hựu nhất thôn”, ý tứ là: Giữa cảnh núi non trùng điệp, sông ngòi chằng chịt, tưởng như không còn đường đi nữa, thì bỗng nhiên ở ngay trước mắt, phát hiện thấy trong bóng râm rặng liễu xanh mát và khóm hoa tươi đẹp rực rỡ sắc màu còn có một thôn làng. Cho nên, trong cuộc sống, khi làm một sự tình nào đó, thành công không cần phải dạt dào đắc ý, khi gặp phải khó khăn suy sụp cũng không cần phải chán nản thất vọng. Coi nhẹ được mất thì tâm sẽ tự tĩnh, thân sẽ tự an.

    #Sống_đẹp
    Theo trithucvn.org
    Sống trên đời, mất đừng quá lo âu, được đừng quá hoan hỷ ---- Đời người có rất nhiều chuyện mà ở trong sâu thẳm đều đã tự có an bài. Một việc là phúc hay là họa thường không giống như biểu hiện bề ngoài và cũng không thể dễ dàng phán định được. Sống trên đời, mất đừng quá lo âu, được đừng quá hoan hỷ, ai có thể khiêm tốn và tĩnh tại mà bước tiếp thì sẽ nhận ra rằng nhân sinh ngắn ngủi như thể một quán trọ, ta đến sống vài ngày, rồi lại vội rời đi… Cổ nhân giảng: “Mặt trời lặn thì mặt trăng mọc, mặt trăng lặn thì mặt trời mọc, mặt trăng và mặt trời cùng đắp đổi cho nhau mà ánh sáng sinh ra vậy. Giá rét đi thì nóng bức đến, nóng bức đi thì giá rét đến, rét và bức cùng đắp đổi cho nhau mà năm tháng thành ra vậy.” Sự đời, không bao giờ mây trôi mãi che lấp hết cả mặt trời, mưa bão mãi phủ kín khắp cả mùa xuân. Bất kể một sự tình nào xảy ra đều chỉ là một sự kiện tạm thời trong dòng chảy thời gian và sinh mệnh. Vạn sự vạn vật trong vũ trụ này đều là như thế. Sự phát triển của sự vật đều là chuyển hóa, tương hỗ lẫn nhau, cũng bởi có sự vận động mà mới có sinh mệnh. Bởi vậy, việc tốt hay việc xấu cũng chỉ là một trạng thái tạm thời mà thôi, chúng có thể chuyển hóa cho nhau, không thể nào lường được. Lão Tử giảng: “Họa là chỗ dựa của phúc, phúc là nơi ẩn náu của mối họa”, cũng là có ý đó. Cho nên trong cuộc sống, khi có được một chuyện tốt, chuyện vui, thì cần chú ý không nên “vui quá mà hóa buồn”. Trái lại, ở vào thời điểm thất ý, chán nản thì phải có tầm nhìn lâu dài, tin tưởng vào bản thân, thậm chí cả đời không thành công thì vẫn cần thành nhân, vẫn cần khiến cho linh hồn thăng hoa, đó mới là thành tựu to lớn nhất của đời người. Đừng để những thất bại, khó khăn trước mắt hù dọa mà đau buồn, thống khổ. “Nhân gian huấn” nói rằng: “Họa và phúc là ra vào cùng một cửa, lợi và hại là láng giềng của nhau. Nếu không phải là bậc Thánh nhân thì không thể phân biệt được.” Trong cuộc đời này, đối với mọi chuyện đều nên bảo trì tâm thái bình thản, được không quá vui mừng, mất không quá bi thương, người như thế mới được tính là người có trí tuệ. Lão Tử giảng: Thiên hạ đều biết tốt là tốt, nên tự đã có xấu rồi. Thiên hạ đều biết thiện là thiện, nên tự đã có ác rồi. Cho nên, “có” với “không” là tương sinh, “khó” với “dễ” là là tương thành, “dài” với “ngắn” là tương hình, “cao” với “thấp” là tương khuynh, “âm” với “thanh” là tương hòa, “trước” với “sau” là tương tùy. Một sự vật sự việc khi đã xảy ra là đều có hai mặt của nó. Núi cao còn có núi cao hơn, bấy giờ “cao” lại trở thành “thấp” mất rồi. Nên nếu chỉ nhìn vào một mặt thì sẽ khiến con người trở nên phiến diện. Nho gia giảng Trung Dung cũng lại có ý như thế, cũng bởi Trung Dung, không trọng được mất, nên mới có thể trường tồn. “Hoài Nam Tử. Nhân gian huấn” có chép chuyện “Tái ông thất mã, yên tri phi phúc” như sau: Một ông lão ở gần biên giới giáp với nước Hồ, có nuôi một con ngựa. Một hôm con trai ông lão dẫn ngựa ra gần biên giới cho ăn cỏ, vì lơ đễnh nên con ngựa chạy vọt qua nước Hồ mất tăm. Những người trong xóm nghe tin đến chia buồn với ông lão. Ông lão là người thông hiểu việc đời nên rất bình tĩnh nói: “Biết đâu con ngựa chạy mất ấy đem lại điều tốt cho tôi”. Vài tháng sau, con ngựa chạy mất tăm ấy lại quay trở về và dẫn theo một con ngựa của nước Hồ, vừa cao lớn vừa mạnh mẽ. Những người trong xóm hay tin liền đến chúc mừng ông lão, và nhắc lại lời ông lão đã nói trước đây. Ông lão không có vẻ gì vui mừng, nói: “Biết đâu việc được ngựa Hồ này sẽ dẫn đến tai họa cho tôi”. Con trai của ông lão rất thích cưỡi ngựa, thấy con ngựa Hồ cao lớn mạnh mẽ thì rất thích, liền nhảy lên lưng cưỡi nó chạy đi. Con ngựa này chưa thuần nết nên nhảy loạn lên. Một lần, con ông lão không cẩn thận để ngựa hất xuống, té gãy xương đùi, bị què chân, tật nguyền. Những người trong xóm lại vội đến chia buồn với ông lão, thật không ngờ con ngựa không tốn tiền mua này lại gây ra tai họa cho con trai của ông lão như thế. Ông lão thản nhiên nói: “Xin các vị chớ lo lắng cho tôi, con tôi bị ngã gãy chân, tuy bất hạnh đó, nhưng biết đâu nhờ họa này mà được phúc”. Một năm sau, nước Hồ kéo quân sang xâm lược Trung Nguyên. Tất cả thanh niên trai tráng trong vùng biên giới đều phải sung vào quân ngũ chống giặc Hồ. Quân Hồ mạnh, đánh tan đạo quân mới gọi nhập ngũ, các trai tráng đều tử trận, riêng chỉ có con trai ông lão vì bị què chân nên miễn đi lính. Nhờ vậy mà cha con ông bảo toàn được tính mạng, sống an bình suốt quãng đời còn lại. Trong thơ cổ viết: “Sơn cùng thủy tận nghi vô lộ, liễu ám hoa minh hựu nhất thôn”, ý tứ là: Giữa cảnh núi non trùng điệp, sông ngòi chằng chịt, tưởng như không còn đường đi nữa, thì bỗng nhiên ở ngay trước mắt, phát hiện thấy trong bóng râm rặng liễu xanh mát và khóm hoa tươi đẹp rực rỡ sắc màu còn có một thôn làng. Cho nên, trong cuộc sống, khi làm một sự tình nào đó, thành công không cần phải dạt dào đắc ý, khi gặp phải khó khăn suy sụp cũng không cần phải chán nản thất vọng. Coi nhẹ được mất thì tâm sẽ tự tĩnh, thân sẽ tự an. #Sống_đẹp Theo trithucvn.org
    1
    0 Bình luận 0 Chia Sẻ
  • Dù gia cảnh bình thường nhưng cụ ông lại đưa ra rất nhiều yêu cầu về vợ khiến 'ông mai' ngao ngán. #Ông_lão, #cưới_vợ, #trẻ_đẹp, #nhà_chồng
    Dù gia cảnh bình thường nhưng cụ ông lại đưa ra rất nhiều yêu cầu về vợ khiến 'ông mai' ngao ngán. #Ông_lão, #cưới_vợ, #trẻ_đẹp, #nhà_chồng
    VNEXPRESS.NET
    Ông lão muốn cưới vợ trẻ đẹp và cưu mang nhà chồng
    Dù gia cảnh bình thường nhưng cụ ông lại đưa ra rất nhiều yêu cầu về vợ khiến 'ông mai' ngao ngán.
    32
    0 Bình luận 0 Chia Sẻ
  • TÔN TRỌNG KHÔNG CHỈ LÀ MỘT LOẠI DŨNG KHÍ, CÒN LÀ MỘT LOẠI TRÍ TUỆ
    Có một ông lão ăn mày trang phục rách rưới, đầu tóc bù xù, cả người đều bốc mùi hôi khó chịu dừng chân trước một tiệm bánh ngọt. Sau một lúc băn khoăn, ông quyết định bước vào và xếp hàng. Nhiều vị khách đang mua hàng bên cạnh đều tỏ thái độ bực bội. Một số người cố tình bịt mũi và phàn nàn với nhân viên cửa hàng.
    Thấy vậy, anh chàng nhân viên bán hàng quát to: “Ông kia, ông vào đây làm gì đấy? Đi ra ngoài đi!”
    Ông lão ăn mày run rẩy đáp: “Tôi đến mua bánh ngọt mà.” Ông vừa vét trong túi những đồng tiền lẻ cáu bẩn, vừa hỏi: “Cậu ơi, loại bánh nào ở đây nhỏ nhất?”
    Đúng lúc này thì ông chủ tiệm bánh bước nhanh ra ngoài. Ông ta niềm nở lấy từ trong tủ kính ra một chiếc bánh ngọt nhỏ xinh, đặt vào trong hộp, gói ghém cẩn thận rồi đưa cho ông lão. Sau khi nhận số tiền thanh toán từ ông lão ăn mày, chủ tiệm niềm nỡ tiễn ông lão ra ngoài cửa. Sau đó, ông chủ cúi gập người và nói: “Cảm ơn quý khách đã chiếu cố mua hàng! Hoan nghênh quý khách lần sau lại tới!”
    Ông lão cầm chiếc bánh trên tay, nét mặt thể hiện rõ vẻ kinh ngạc. Có lẽ, rất lâu rồi ông lão chưa được ai đó đối xử tôn trọng như vậy. Ông lão cười vui vẻ rồi quay người rời đi.
    Cháu trai của ông chủ tiệm bánh cũng có mặt và chứng kiến toàn bộ sự việc. Cậu vô cùng thắc mắc nên gặng hỏi: “Ông nội! Sao ông lại niềm nở với ông lão ăn mày đó như vậy ạ? Ông ta có gì đặc biệt sao?”
    Ông chủ tiệm bánh mỉm cười, nói: “Điều đặc biệt nhất chính là, ông ấy là một khách hàng của chúng ta. Ông ấy đã phải chờ đợi rất lâu, chịu rất nhiều vất vả mới tích góp được những đồng tiền ấy. Sau đó, ông ấy dùng chúng để mua bánh ngọt của cửa hàng chúng ta. Sự ưu ái ấy không xứng đáng để chúng ta niềm nở với khách hàng của mình hay sao?”
    Người cháu trai lại tiếp tục hỏi: “Nếu như vậy thì sao ông còn lấy tiền của ông ăn mày ấy làm gì? Nếu tặng miễn phí cho ông ấy có phải đặc biệt hơn không?”
    Ông chủ tiệm cười đáp: “Hôm nay, ông ấy đến đây với tư cách là khách hàng, chứ không phải đến để ăn xin cháu ạ! Ông ấy hoàn toàn có đủ khả năng chi trả cho bản thân thì chúng ta phải tôn trọng điều đó. Nếu như cửa hàng chúng ta không lấy tiền thì chẳng phải đã làm nhục ông ấy rồi sao?”
    Sau đó, người ông cũng dạy cháu rằng: “Khi đã làm kinh doanh, nhất định cháu phải nhớ kỹ điều này: Hãy tôn trọng từng khách hàng, bất kể họ là ai, ngay cả đó là một người ăn mày. Bởi tất thảy những thứ chúng ta có được hôm nay đều là do khách hàng mang lại.” Có thể thấy rằng, dù là ông lão ăn mày khó coi hay nhân vật sang trọng, họ đều xứng đáng được đối xử như một “Thượng đế”. Và hơn thế nữa, sự tôn trọng cần được thể hiện bằng thái độ tận tâm thực sự, không phải vì nhắm đến lợi ích đằng sau đó. Vì khi đã có lòng tôn trọng khách hàng, lợi nhuận ắt tự đến.
    Và chủ tiệm bánh này chính là ông nội của tỷ phú Nhật Bản Yoshiaki Tsutsumi. Câu chuyện kinh doanh nhỏ chứa đựng bài học “đắt giá hơn vàng” đã giúp Yoshiaki Tsutsumi tìm được phương hướng đúng đắn để ngày một phát triển, khẳng định vị thế của mình trên thương trường. Ông cũng đã kể lại rất nhiều lần câu chuyện này cho các nhân viên.
    Con người sống trên đời dựa vào hai chữ "tôn trọng" để đứng vững trong xã hội. Biết đánh giá đúng về lòng tôn trọng mới là người thực sự khôn ngoan. Vì thế, bất kể yêu mến hay chán ghét, mọi người vẫn cần phải dành cho nhau đủ sự tôn trọng. Mỗi người đều có thể diện và tôn nghiêm của riêng mình. Đừng chọc vào điểm yếu của người khác hay nói xấu sau lưng người ta.
    Đến những doanh nhân thành công nhất cũng luôn tôn trọng từng đối thủ của mình. Vì tôn trọng không chỉ là một loại dũng khí, còn là một loại trí tuệ.
    ----------------------------
    ⏱ VIỆN ĐÀO TẠO GAMI
    🎯 Tầng 34, tòa nhà 34T, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, Hà Nội
    🌍 https://gamigroup.com/vien-dao-tao/
    📧 Email: gami.edu@gamigroup.com
    TÔN TRỌNG KHÔNG CHỈ LÀ MỘT LOẠI DŨNG KHÍ, CÒN LÀ MỘT LOẠI TRÍ TUỆ Có một ông lão ăn mày trang phục rách rưới, đầu tóc bù xù, cả người đều bốc mùi hôi khó chịu dừng chân trước một tiệm bánh ngọt. Sau một lúc băn khoăn, ông quyết định bước vào và xếp hàng. Nhiều vị khách đang mua hàng bên cạnh đều tỏ thái độ bực bội. Một số người cố tình bịt mũi và phàn nàn với nhân viên cửa hàng. Thấy vậy, anh chàng nhân viên bán hàng quát to: “Ông kia, ông vào đây làm gì đấy? Đi ra ngoài đi!” Ông lão ăn mày run rẩy đáp: “Tôi đến mua bánh ngọt mà.” Ông vừa vét trong túi những đồng tiền lẻ cáu bẩn, vừa hỏi: “Cậu ơi, loại bánh nào ở đây nhỏ nhất?” Đúng lúc này thì ông chủ tiệm bánh bước nhanh ra ngoài. Ông ta niềm nở lấy từ trong tủ kính ra một chiếc bánh ngọt nhỏ xinh, đặt vào trong hộp, gói ghém cẩn thận rồi đưa cho ông lão. Sau khi nhận số tiền thanh toán từ ông lão ăn mày, chủ tiệm niềm nỡ tiễn ông lão ra ngoài cửa. Sau đó, ông chủ cúi gập người và nói: “Cảm ơn quý khách đã chiếu cố mua hàng! Hoan nghênh quý khách lần sau lại tới!” Ông lão cầm chiếc bánh trên tay, nét mặt thể hiện rõ vẻ kinh ngạc. Có lẽ, rất lâu rồi ông lão chưa được ai đó đối xử tôn trọng như vậy. Ông lão cười vui vẻ rồi quay người rời đi. Cháu trai của ông chủ tiệm bánh cũng có mặt và chứng kiến toàn bộ sự việc. Cậu vô cùng thắc mắc nên gặng hỏi: “Ông nội! Sao ông lại niềm nở với ông lão ăn mày đó như vậy ạ? Ông ta có gì đặc biệt sao?” Ông chủ tiệm bánh mỉm cười, nói: “Điều đặc biệt nhất chính là, ông ấy là một khách hàng của chúng ta. Ông ấy đã phải chờ đợi rất lâu, chịu rất nhiều vất vả mới tích góp được những đồng tiền ấy. Sau đó, ông ấy dùng chúng để mua bánh ngọt của cửa hàng chúng ta. Sự ưu ái ấy không xứng đáng để chúng ta niềm nở với khách hàng của mình hay sao?” Người cháu trai lại tiếp tục hỏi: “Nếu như vậy thì sao ông còn lấy tiền của ông ăn mày ấy làm gì? Nếu tặng miễn phí cho ông ấy có phải đặc biệt hơn không?” Ông chủ tiệm cười đáp: “Hôm nay, ông ấy đến đây với tư cách là khách hàng, chứ không phải đến để ăn xin cháu ạ! Ông ấy hoàn toàn có đủ khả năng chi trả cho bản thân thì chúng ta phải tôn trọng điều đó. Nếu như cửa hàng chúng ta không lấy tiền thì chẳng phải đã làm nhục ông ấy rồi sao?” Sau đó, người ông cũng dạy cháu rằng: “Khi đã làm kinh doanh, nhất định cháu phải nhớ kỹ điều này: Hãy tôn trọng từng khách hàng, bất kể họ là ai, ngay cả đó là một người ăn mày. Bởi tất thảy những thứ chúng ta có được hôm nay đều là do khách hàng mang lại.” Có thể thấy rằng, dù là ông lão ăn mày khó coi hay nhân vật sang trọng, họ đều xứng đáng được đối xử như một “Thượng đế”. Và hơn thế nữa, sự tôn trọng cần được thể hiện bằng thái độ tận tâm thực sự, không phải vì nhắm đến lợi ích đằng sau đó. Vì khi đã có lòng tôn trọng khách hàng, lợi nhuận ắt tự đến. Và chủ tiệm bánh này chính là ông nội của tỷ phú Nhật Bản Yoshiaki Tsutsumi. Câu chuyện kinh doanh nhỏ chứa đựng bài học “đắt giá hơn vàng” đã giúp Yoshiaki Tsutsumi tìm được phương hướng đúng đắn để ngày một phát triển, khẳng định vị thế của mình trên thương trường. Ông cũng đã kể lại rất nhiều lần câu chuyện này cho các nhân viên. Con người sống trên đời dựa vào hai chữ "tôn trọng" để đứng vững trong xã hội. Biết đánh giá đúng về lòng tôn trọng mới là người thực sự khôn ngoan. Vì thế, bất kể yêu mến hay chán ghét, mọi người vẫn cần phải dành cho nhau đủ sự tôn trọng. Mỗi người đều có thể diện và tôn nghiêm của riêng mình. Đừng chọc vào điểm yếu của người khác hay nói xấu sau lưng người ta. Đến những doanh nhân thành công nhất cũng luôn tôn trọng từng đối thủ của mình. Vì tôn trọng không chỉ là một loại dũng khí, còn là một loại trí tuệ. ---------------------------- ⏱ VIỆN ĐÀO TẠO GAMI 🎯 Tầng 34, tòa nhà 34T, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, Hà Nội 🌍 https://gamigroup.com/vien-dao-tao/ 📧 Email: gami.edu@gamigroup.com
    4
    0 Bình luận 0 Chia Sẻ