• Họa sĩ Nguyễn Thái Tuấn (58 tuổi, Đà Lạt, nguyên quán Quảng Trị) nổi tiếng trong và ngoài nước với sở trường tranh khắc đã qua đời sau một thời gian bệnh hiểm nghèo. #họa_sĩ, #nguyễn_thái_tuấn, #ẩn_cư, #đà_lạt, #lâm_đồng, #người_đà_lạt, #qua_đời, #về_trời, #bệnh_hiểm_nghèo, #văn_nghệ_sĩ
    Họa sĩ Nguyễn Thái Tuấn (58 tuổi, Đà Lạt, nguyên quán Quảng Trị) nổi tiếng trong và ngoài nước với sở trường tranh khắc đã qua đời sau một thời gian bệnh hiểm nghèo. #họa_sĩ, #nguyễn_thái_tuấn, #ẩn_cư, #đà_lạt, #lâm_đồng, #người_đà_lạt, #qua_đời, #về_trời, #bệnh_hiểm_nghèo, #văn_nghệ_sĩ
    TUOITRE.VN
    Người Đà Lạt ẩn cư, họa sĩ Nguyễn Thái Tuấn qua đời
    Họa sĩ Nguyễn Thái Tuấn (58 tuổi, Đà Lạt, nguyên quán Quảng Trị) nổi tiếng trong và ngoài nước với sở trường tranh khắc đã qua đời sau một thời gian bệnh hiểm nghèo.
    35
    0 Bình luận 0 Chia Sẻ
  • Lòng vị tha và ba câu hỏi của Người ăn mày
    ---

    Cuối cùng thì người ăn mày lương thiện chỉ một lòng nghĩ cho người khác đã có được đáp án của cuộc đời mình. Thế mới biết lòng vị tha cao cả là lý do xứng đáng nhất để thay đổi số phận của một con người.


    Ngày xửa ngày xưa, đã lâu lắm rồi, có một người ăn xin nghèo khổ hàng ngày đều đi xin ăn kiếm sống qua ngày. Anh rất chăm chỉ, mỗi ngày đều tích cóp, nhưng trong thùng vẫn luôn chỉ có một ít gạo.

    Một đêm, anh nấp vào góc nhà lặng lẽ quan sát, bỗng nhìn thấy một con chuột lớn đang ăn trộm gạo. Anh ta tức giận hét lên: “Tại sao ngươi không ăn gạo nhà giàu mà lại đi trộm gạo của kẻ ăn mày như ta.”

    Đột nhiên, chú chuột cất tiếng trả lơi: “Mệnh của anh hiện giờ chỉ có tám phân gạo, dù anh có kiếm nhiều và dành dụm nhiều đến mấy thì ông Trời cũng để tôi đến lấy bớt đi của anh.”

    Người ăn mày hỏi Chuột: “Tại sao lại như vậy?”

    Chuột nói: “Tôi cũng không biết, cái này anh nên đi hỏi Đức Phật.”

    Thế là người ăn mày quyết định đi Tây Thiên để hỏi cho rõ ngọn ngành.

    Một ngày nọ khi trời sắp tối, anh đến gõ cửa xin cơm ở một ngôi nhà lớn. Đúng lúc đó viên ngoại từ trong nhà đi ra, hỏi sao trời tối rồi anh còn vội vàng đi đâu vậy. Người ăn xin bèn kể lại câu chuyện của mình. Viên ngoại nghe thấy thế thì mời anh ta vào nhà nghỉ ngơi, rồi mang ra cho anh lương khô và ngân lượng.

    Người ăn xin còn chưa kịp ngạc nhiên, viên ngoại đã nói rằng nhà ông có cô con gái 16 tuổi nhưng chưa biết nói, vì thế muốn nhờ anh đi Tây Thiên thì hỏi giúp lý do vì sao.

    Người ăn mày nghe vậy thì đồng ý giúp ông.

    Hôm sau anh lên đường đi tiếp, tới một ngọn núi và thấy một ngôi đền. Anh vào trong xin nước thì gặp một lão hòa thượng vừa đi vừa chống gậy, nhưng sắc mặt và thần thái vẫn rất tốt. Vị sư già đưa nước cho anh rồi hỏi anh đang đi đâu.

    Anh kể lại câu chuyện của mình, lão hòa thượng nghe xong kéo tay anh lại và nói: “Anh qua đó nhất định phải hỏi Phật Tổ giúp tôi, tôi đã tu luyện ở đây 500 năm rồi, lẽ ra phải được thăng thiên rồi, nhưng tại sao tôi vẫn không lên được?”

    Kẻ ăn mày không ngại ngần nhận lời giúp sư.

    Anh tiếp tục đi về phía trước, trải qua muôn vàn gian nan khổ ải, anh đã đến bên một dòng sông mênh mông sóng dữ, nhưng tịch không một bóng người. Anh cảm thấy rất lo, không biết làm sao để qua được sông đây…!!!

    Đột nhiên, dưới sông nổi lên một cụ Rùa, cụ ôn tồn cất tiếng hỏi người ăn mày: “Cơn gió nào đã đưa anh đến đây?”

    Người ăn mày bèn đem đầu đuôi câu chuyện của bản thân kể lại một lượt. Cụ Rùa nghe xong nói với anh: “Tôi tu luyện đã 1000 năm, theo lý mà nói thì đáng lẽ phải hóa thành Rồng bay về trời rồi, nhưng tại sao tôi vẫn chỉ là một con Rùa? Nếu anh đi Tây Thiên xin hãy giúp tôi hỏi Đức Phật với nhé, giờ thì tôi sẽ cõng anh qua sông”.

    Người ăn mày vui vẻ đồng ý luôn.

    Qua sông, anh lại tiếp tục đi, không biết đã bao nhiêu ngày, nhưng mãi cũng chưa gặp được Đức Phật. Anh bắt đầu buồn chán, tự nhủ, lẽ ra phải đến Tây Thiên lâu rồi chứ. Rồi anh mơ màng ngủ thiếp đi. Đột nhiên Đức Phật xuất hiện khiến anh mừng lắm. Ngài hỏi anh: “Con từ xa xôi đến nhất định là có việc quan trọng muốn hỏi ta.”

    Người ăn xin nói: “Vâng, con có vài câu hỏi muốn xin Ngài giải đáp, hy vọng Ngài sẽ giúp con được tỏ tường.”

    Đức Phật nói: “Được rồi, nhưng con hãy nhớ là chỉ được hỏi ba câu mà thôi.”

    Người ăn xin đồng ý, nhưng chưa biết biết nên hỏi câu nào trước, chợt nghĩ, Rùa già tu hành đã 1000 năm quả là không dễ dàng gì, vì vậy người ăn xin đã không ngần ngại đặt câu hỏi đầu tiên: “Thưa Đức Phật, tại sao Rùa già vẫn chưa hóa Rồng sau hơn 1000 năm tu luyện?”

    Đức Phật nói với anh rằng Rùa già không buông bỏ được cái mai của nó nên mới không thể tu thành.

    Người ăn mày lại nghĩ, lão hòa thượng cũng đã tu luyện 500 năm rồi, ông ấy đã rất vất vả, nên câu hỏi của ông cũng cần phải hỏi. Đức Phật liền cho biết lý do là lão hòa thượng trong tâm vẫn chưa buông bỏ được cây tích trượng của ông ấy.

    Cuối cùng thì con gái viên ngoại cũng rất đáng thương, không nói được thì ai dám lấy đây? Người ăn mày nghĩ vấn đề của cô ấy cũng nhất định nên hỏi. Đức phật trả lời anh rằng cô gái câm ấy chỉ cần gặp được người trong mộng thì tự nhiên sẽ cất tiếng nói.

    Dứt lời Đức Phật liền biến mất. Anh nhớ ra mình vẫn chưa hỏi câu hỏi của mình, đành chặc lưỡi, quay về.

    Về đến bên bờ sông, Rùa già thấy anh liền hỏi Đức Phật đã trả lời ra sao, anh bèn kể lại lời của Đức Phật.

    Rùa già mừng rỡ đưa người ăn xin qua sông, đến bờ bên kia Rùa già gỡ bỏ chiếc mai xuống đưa cho anh và nói: “Trong chiếc mai có 24 viên dạ minh châu, là bảo bối vô giá, nhưng nó không còn ý nghĩa với ta nữa, vì thế ta tặng lại cho cậu. Cảm ơn vì đã giúp ta”. Nói xong lão Rùa liền hóa Rồng cưỡi gió bay đi.

    Người ăn mày cầm 24 viên ngọc trong tay rồi lại lên đường trở về. Về đến ngọn núi nọ, gặp lại lão hòa thượng, anh nói: “Có phải là ông không bỏ được cây tích trượng trong tay?”. Lão hòa thượng nghe xong lập tức tỉnh ngộ, đưa bảo bối tích trượng cho người ăn mày, xong ông ấy cưỡi mây bay đi.

    Người ăn mày vừa về đến cổng nhà viên ngoại, bỗng từ trong nhà một cô gái xinh đẹp chạy ra, cô nói giọng mừng rỡ: “Người đi gặp Đức Phật đã quay về đây rồi.”

    Viên ngoại rất ngạc nhiên, không hiểu tại sao con gái ông tự nhiên lại có thể nói được. Khi nghe người ăn mày kể lại lời Đức Phật, viên ngoại vô cùng vui mừng, liền lập tức gả con gái cho anh.

    Cuối cùng thì người ăn mày lương thiện chỉ một lòng nghĩ cho người khác đã có được đáp án của cuộc đời mình. Thế mới biết lòng vị tha cao cả là lý do xứng đáng nhất để thay đổi số phận của một con người.
    #Sống_đẹp
    Lòng vị tha và ba câu hỏi của Người ăn mày --- Cuối cùng thì người ăn mày lương thiện chỉ một lòng nghĩ cho người khác đã có được đáp án của cuộc đời mình. Thế mới biết lòng vị tha cao cả là lý do xứng đáng nhất để thay đổi số phận của một con người. Ngày xửa ngày xưa, đã lâu lắm rồi, có một người ăn xin nghèo khổ hàng ngày đều đi xin ăn kiếm sống qua ngày. Anh rất chăm chỉ, mỗi ngày đều tích cóp, nhưng trong thùng vẫn luôn chỉ có một ít gạo. Một đêm, anh nấp vào góc nhà lặng lẽ quan sát, bỗng nhìn thấy một con chuột lớn đang ăn trộm gạo. Anh ta tức giận hét lên: “Tại sao ngươi không ăn gạo nhà giàu mà lại đi trộm gạo của kẻ ăn mày như ta.” Đột nhiên, chú chuột cất tiếng trả lơi: “Mệnh của anh hiện giờ chỉ có tám phân gạo, dù anh có kiếm nhiều và dành dụm nhiều đến mấy thì ông Trời cũng để tôi đến lấy bớt đi của anh.” Người ăn mày hỏi Chuột: “Tại sao lại như vậy?” Chuột nói: “Tôi cũng không biết, cái này anh nên đi hỏi Đức Phật.” Thế là người ăn mày quyết định đi Tây Thiên để hỏi cho rõ ngọn ngành. Một ngày nọ khi trời sắp tối, anh đến gõ cửa xin cơm ở một ngôi nhà lớn. Đúng lúc đó viên ngoại từ trong nhà đi ra, hỏi sao trời tối rồi anh còn vội vàng đi đâu vậy. Người ăn xin bèn kể lại câu chuyện của mình. Viên ngoại nghe thấy thế thì mời anh ta vào nhà nghỉ ngơi, rồi mang ra cho anh lương khô và ngân lượng. Người ăn xin còn chưa kịp ngạc nhiên, viên ngoại đã nói rằng nhà ông có cô con gái 16 tuổi nhưng chưa biết nói, vì thế muốn nhờ anh đi Tây Thiên thì hỏi giúp lý do vì sao. Người ăn mày nghe vậy thì đồng ý giúp ông. Hôm sau anh lên đường đi tiếp, tới một ngọn núi và thấy một ngôi đền. Anh vào trong xin nước thì gặp một lão hòa thượng vừa đi vừa chống gậy, nhưng sắc mặt và thần thái vẫn rất tốt. Vị sư già đưa nước cho anh rồi hỏi anh đang đi đâu. Anh kể lại câu chuyện của mình, lão hòa thượng nghe xong kéo tay anh lại và nói: “Anh qua đó nhất định phải hỏi Phật Tổ giúp tôi, tôi đã tu luyện ở đây 500 năm rồi, lẽ ra phải được thăng thiên rồi, nhưng tại sao tôi vẫn không lên được?” Kẻ ăn mày không ngại ngần nhận lời giúp sư. Anh tiếp tục đi về phía trước, trải qua muôn vàn gian nan khổ ải, anh đã đến bên một dòng sông mênh mông sóng dữ, nhưng tịch không một bóng người. Anh cảm thấy rất lo, không biết làm sao để qua được sông đây…!!! Đột nhiên, dưới sông nổi lên một cụ Rùa, cụ ôn tồn cất tiếng hỏi người ăn mày: “Cơn gió nào đã đưa anh đến đây?” Người ăn mày bèn đem đầu đuôi câu chuyện của bản thân kể lại một lượt. Cụ Rùa nghe xong nói với anh: “Tôi tu luyện đã 1000 năm, theo lý mà nói thì đáng lẽ phải hóa thành Rồng bay về trời rồi, nhưng tại sao tôi vẫn chỉ là một con Rùa? Nếu anh đi Tây Thiên xin hãy giúp tôi hỏi Đức Phật với nhé, giờ thì tôi sẽ cõng anh qua sông”. Người ăn mày vui vẻ đồng ý luôn. Qua sông, anh lại tiếp tục đi, không biết đã bao nhiêu ngày, nhưng mãi cũng chưa gặp được Đức Phật. Anh bắt đầu buồn chán, tự nhủ, lẽ ra phải đến Tây Thiên lâu rồi chứ. Rồi anh mơ màng ngủ thiếp đi. Đột nhiên Đức Phật xuất hiện khiến anh mừng lắm. Ngài hỏi anh: “Con từ xa xôi đến nhất định là có việc quan trọng muốn hỏi ta.” Người ăn xin nói: “Vâng, con có vài câu hỏi muốn xin Ngài giải đáp, hy vọng Ngài sẽ giúp con được tỏ tường.” Đức Phật nói: “Được rồi, nhưng con hãy nhớ là chỉ được hỏi ba câu mà thôi.” Người ăn xin đồng ý, nhưng chưa biết biết nên hỏi câu nào trước, chợt nghĩ, Rùa già tu hành đã 1000 năm quả là không dễ dàng gì, vì vậy người ăn xin đã không ngần ngại đặt câu hỏi đầu tiên: “Thưa Đức Phật, tại sao Rùa già vẫn chưa hóa Rồng sau hơn 1000 năm tu luyện?” Đức Phật nói với anh rằng Rùa già không buông bỏ được cái mai của nó nên mới không thể tu thành. Người ăn mày lại nghĩ, lão hòa thượng cũng đã tu luyện 500 năm rồi, ông ấy đã rất vất vả, nên câu hỏi của ông cũng cần phải hỏi. Đức Phật liền cho biết lý do là lão hòa thượng trong tâm vẫn chưa buông bỏ được cây tích trượng của ông ấy. Cuối cùng thì con gái viên ngoại cũng rất đáng thương, không nói được thì ai dám lấy đây? Người ăn mày nghĩ vấn đề của cô ấy cũng nhất định nên hỏi. Đức phật trả lời anh rằng cô gái câm ấy chỉ cần gặp được người trong mộng thì tự nhiên sẽ cất tiếng nói. Dứt lời Đức Phật liền biến mất. Anh nhớ ra mình vẫn chưa hỏi câu hỏi của mình, đành chặc lưỡi, quay về. Về đến bên bờ sông, Rùa già thấy anh liền hỏi Đức Phật đã trả lời ra sao, anh bèn kể lại lời của Đức Phật. Rùa già mừng rỡ đưa người ăn xin qua sông, đến bờ bên kia Rùa già gỡ bỏ chiếc mai xuống đưa cho anh và nói: “Trong chiếc mai có 24 viên dạ minh châu, là bảo bối vô giá, nhưng nó không còn ý nghĩa với ta nữa, vì thế ta tặng lại cho cậu. Cảm ơn vì đã giúp ta”. Nói xong lão Rùa liền hóa Rồng cưỡi gió bay đi. Người ăn mày cầm 24 viên ngọc trong tay rồi lại lên đường trở về. Về đến ngọn núi nọ, gặp lại lão hòa thượng, anh nói: “Có phải là ông không bỏ được cây tích trượng trong tay?”. Lão hòa thượng nghe xong lập tức tỉnh ngộ, đưa bảo bối tích trượng cho người ăn mày, xong ông ấy cưỡi mây bay đi. Người ăn mày vừa về đến cổng nhà viên ngoại, bỗng từ trong nhà một cô gái xinh đẹp chạy ra, cô nói giọng mừng rỡ: “Người đi gặp Đức Phật đã quay về đây rồi.” Viên ngoại rất ngạc nhiên, không hiểu tại sao con gái ông tự nhiên lại có thể nói được. Khi nghe người ăn mày kể lại lời Đức Phật, viên ngoại vô cùng vui mừng, liền lập tức gả con gái cho anh. Cuối cùng thì người ăn mày lương thiện chỉ một lòng nghĩ cho người khác đã có được đáp án của cuộc đời mình. Thế mới biết lòng vị tha cao cả là lý do xứng đáng nhất để thay đổi số phận của một con người. #Sống_đẹp
    1
    0 Bình luận 0 Chia Sẻ